Phát minh vật liệu mới PBV

Thứ hai, 12/06/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tia hồng ngoại là một loại tia mặt trời không nhìn thấy. Khi đi qua lớp kính của một toà nhà khép kín, nó mang theo nhiệt lượng vào bên trong. Nhiệt lượng nàyg bị kính giữ lại khiến căn nhà không ngừng nóng lên, tạo nên hiệu ứng nhà kính.
Hia nhà khoa học Australia là Stefan Schem và Geof Smith đa tạo ra một loại phim polymer với chi phí thấp. Lớp polymer này để làm kính dán có tính năng đặc biệt bởi nó có chứa các hạt của hợp chất Lantan hexaborit, ký hiệu là LaB6, nằm phân tán trên lớp polymer. Những hạt này có tác dụng ngăn tia hồng ngoại.
Các nhà nghiên cứu cho biết những loại kính chống nóng hiện tại hoặc là quá đắt hoặc không có tính thẩm mỹ cao. Kính chống nóng đắt tiền có chứa một lớp bạc cực mỏng, có nhiệm vụ giữ lại tia hồng ngoại. Các sản phẩm thay thế rẻ tiền hơn thì sử dụng chất nhuộm màu để ngăn không cho tia hồng ngoại lọt qua. Những phần tử chất màu bị bẻ gãy dưới ánh sáng mạnh và tán sắc ánh sáng, khiến cho kính bị ngả màu ám khói.
Tuy nhiên, trong sản phẩm mới của Stefan Schem và Geoff Smith, những hạt LaB6 có đường kính chỉ bằng 20 - 200 phần triệu milimet, nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, nên không làm tán sắc ánh sáng quá mạnh. hơn nữa, chúng được phân bố rất thưa thớt trên tấm nhựa nên không ngăn cản ánh sáng đi qua.
Chỉ chứa 0,02% LaB6, tấm polymer này cũng đủ làm giảm lượng tia hồng ngoại đi qua xuống còn 5% trong khi một tấm polymer thường sẽ lọt 70% tia hồng ngoại.

Nguồn tin: T/C Thông tin Kính xây dựng, số 4/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)