Cần đổi mới phương pháp quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Thứ năm, 13/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
18/06/2004 Hiện nay chúng ta đang ở trong bối cảnh: nền kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng XHCN, xu thế toàn cầu hóa, thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Vai trò vị trí của các thành phố vào thế kỷ 21 đã thay đổi: cạnh tranh đô thị có chỗ đứng trong cạnh tranh quốc gia. Phần cứng là hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, thì phần mềm là ý thức, kiến thức và quyền lực của nhân dân. Để thành phố cạnh tranh được về kinh tế, đồng thời phát triển bền vững, cần phải đổi mới phương pháp quy hoạch và thực hiện quy hoạch cho phù hợp với sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng.
I. Quy hoạch xây dựng:

1. Quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng:

Phương pháp quy hoạch này phù hợp với nền kinh tế tập trung thịnh hành cho tới thập niên 60, nó nhấn mạnh đến sử dụng mặt bằng, song quá chi tiết tốn thời gian tiền bạc. Khi đã được phê chuẩn sẽ trở thành luật, sẽ rất cứng nhắc khó điều chỉnh. Trong xu thế toàn cầu hóa đã trở nên lỗi thời hậu quả là tăng trưởng đô thị diễn ra ngoài quy hoạch 40 - 50%, ở thành phố Hồ Chí Minh 60 - 70%.

2. Quy hoạch cơ cấu:

Để khắc phục tình trạng nêu trên, các thành phố mới tại Anh đã hình thành quy hoạch cơ cấu 1950 và thịnh hành vào thập niên 70. Quy hoạch cơ cấu là quy hoạch phân khu chức năng để xây dựng, do vậy uyển chuyển hơn tạo ra kết quả nhanh chóng khi có yêu cầu thay đổi, có sự tham gia của cộng đồng, theo phương pháp quy hoạch có sự tham gia PP tạo khuôn khổ cho quy hoạch chi tiết ở địa phương đề xuất của dự án VIE/95/051 do UNDP tài trợ.

3. Kiến nghị:

- Ứng dụng phương pháp quy hoạch cơ cấu ở dạng định hướng phát triển không gian cho việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có sự tham gia của nhiều thành phần đại diện cộng đồng, doanh nghiệp, các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu ….

- Điều chỉnh quy hoạch chung không nên làm ở cấp quận-huyện tốn thời gian, tiền bạc mà có thể trích từ quy hoạch chung của thành phố vì đô thị là một cơ thể sống không thể chia cắt.

- Quy hoạch chi tiết thành phố đã giao về cho quận-huyện là để sát với dân song cần huy động sự tham gia của cộng đồng để quy hoạch không bị treo.

II. Về kế hoạch để thực hiện quy hoạch:

1. Phương pháp lập kế truyền thống:

Đây là phương pháp lập kế hoạch của nền kinh tế tập trung khi chuyển sang cơ chế thị trường có nhiều hạn chế lập kế hoạch theo kiểu đơn ngành, theo cơ chế xin cho, chưa bao quát được mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân chủ yếu là vốn của nhà nước địa phương, ngay cả nguồn vốn Trung ương trên địa bàn cũng không cập nhật, thường mang tính thỏa hiệp, đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực.

2. Phương pháp phối hợp Quy hoạch chiến lược hợp nhất và Kế hoạch đầu tư đa ngành:

- Quy hoạch chiến lược hợp nhất ISP: Khởi đầu từ Quy hoạch Chiến lược ra đời ở Mỹ trong thập niên 60, do các Tập đoàn kinh tế lập ra để cạnh tranh với kinh tế Nhật Bản và Đông Á. Năm 1970 Quy hoạch Chiến lược được các Chính quyền địa phương đưa vào quản lý và phát triển đô thị, nhưng thiếu sự quan tâm của các ban ngành. Do vậy khi vận dụng phương pháp quy hoạch chiến lược vào quản lý và phát triển đô thị cần sự phối hợp của các ban ngành 1990. Quy hoạch Chiến lược hợp nhất không thay thế các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch tổng thể quản lý môi trường. Đúng hơn là quy hoạch tổng thể như một cái dù bao trùm lên các loại quy hoạch nêu trên để khắc phục tình trạng không đồng bộ của các bản quy hoạch và tìm ra các chiến lược phát triển bền vững. Quy hoạch chiến lược hợp nhất có thể nói là giai đoạn chuyển từ quy hoạch sang kế hoạch, từ quy hoạch đến các dự án đầu tư không để bị quy hoạch treo, là giai đoạn hậu quy hoạch hay tiền kế hoạch đề xuất của dự án VIE/95/051 do UNDP tài trợ.

- Lập kế hoạch đầu tư đa ngành: MSIP: là tiến trình phối hợp giữa các sở ban ngành để lập ra kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn hàng năm. Đầu vào của kế hoạch đầu tư đa ngành là chiến lược phát triển của quy hoạch chiến lược hợp nhất. Mỗi chiến lược có nhiều dự án tương ứng hình thành một danh sách dài các dự án, đó là kế hoạch trung hạn và dài hạn. Để lập kế hoạch hàng năm cần chọn danh sách dài các danh mục ưu tiên, hình thành một danh sách ngắn. Danh sách này cần gắn liền với chương trình đầu tư vốn TP Hà Nội đã tiến hành thí điểm ứng dụng MSIP thông qua dự án VIE/95/050 do UNDP tài trợ.

3. Phương pháp Chiến lược phát triển thành phố CDS:

Phương pháp Chiến lược phát triển thành phố do Liên minh các thành phố CA và Ngân hàng Thế giới WB khởi xướng năm 2000 nhằm giải quyết đồng thời Chiến lược phát triển thành phố CDS với việc xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ổ chuột trong thành phố CWS, với cách tiếp cận mới là Phương pháp có nhiều Đối tác tham gia xuyên suốt quá trình ở nước ta hiện nay mới dự kiến cộng đồng tham gia giám sát các dự án đầu tư. Kết quả của CDS là quan hệ sở hữu và là cam kết của các bên tham gia. Phương pháp CDS là tổng hợp các phương pháp: IPS, MSIP, và PP đã thí điểm ở 70 thành phố trong đó có 50 thành phố Châu Á.

Tiến trình CDS chia làm 4 giai đoạn:

Giai đọan 1: Khảo sát hiện trạng cả định tính và định lượng theo 4 tiêu chí phát triển bền vững: Cạnh tranh kinh tế tốt, đời sống tốt, tài chánh ngân hàng lành mạnh, quản lý đô thị tốt. Phân tích hiện trạng theo SWOT mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để tìm ra các Vấn đề quy hoạch chẩn đoán tình trạng đô thị.

Giai đoạn 2: Dự báo Tầm nhìn Viễn cảnh Tương lai Thành phố ở mức độ phát triển nào vào năm 2010 hoặc 2020?.

Giai đoạn 3: Hình thành các Chiến lược phát triển trên cơ sở tổ hợp Ma trận SWOT để tìm ra các chiến lược để đưa thành phố từ hiện tại tới tương lai.

Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thực hiện và theo dõi củng cố việc thực hiện: Việc lập kế hoạch thực hiện tương tự như MSIP Các chiến lược vạch ra cần chuyển thành các dự án, tổng hợp lại thành kế hoạch dài hạn, lựa chọn dự án ưu tiên để có kế hoạch hàng năm theo phương pháp Ma trận Hoàn thành Mục tiêu, lập chương trình đầu tư vốn. Thực hiện dự án, điều hành, phản hồi, điều chỉnh. Quản lý các dự án theo kết quả đầu ra PMS, một nội dung quan trọng của Dự án VIE/02/010 về Cải cách hành chánh ở thành phố Hồ Chí Minh do UNDP tài trợ.

4. Kiến nghị:

- Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm Dự án CDS ở thành phố Hồ Chí Minh do World Bank tài trợ để báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố.

- Thành phố phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức Hội thảo cấp quốc gia về CDS để đưa vào sử dụng thành phố Hải Phòng đã khởi động CDS theo dự án Cải cách hành chánh VIE/98/003 do UNDP tài trợ, Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khóa đào tạo về CDS do ADB tài trợ.

- Có thể ứng dụng phương pháp CDS để chuẩn bị cho Văn kiện Đại Hội Đảng bộ thành phố sắp tới.

Nguyễn Đăng Sơn Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng IUSID

www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)