Các nhà máy điện nguyên tử ở Trung Quốc

Thứ tư, 12/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
• Trung Quốc hiện có 9 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 2 lò sắp hòa lưới điện và 4 lò khác đang trong giai đoạn xây dựng. Các lò phản ứng đang nằm trong kế hoạch xây dựng sẽ nâng công suất phát điện hạt nhân lên 40GWe vào năm 2020, tăng gấp 5 lần so với hiện nay.
• Trung Quốc hướng tới mục tiêu tự chủ về thiết kế và thi công các lò phản ứng cũng như các vấn đề khác của chu trình nhiên liệu.

• Nhu cầu về điện ở Trung Quốc tăng rất nhanh.

• Trung Quốc bắt đầu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Uranium từ nước ngoài để cung cấp nhiên liệu cho chương trình phát triển năng lượng hạt nhân.

• Đài Loan có 6 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và 2 lò đang được xây dựng.
Quá trình phát triển điện hạt nhân ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1970 và ngành Năng lượng hạt nhân của nước này cho đến nay đã chuyển sang một giai đoạn phát triển vững chắc.

Ở Trung Quốc, điện chủ yếu được sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch than chiếm 80% và thủy điện khoảng 18%. Hai dự án thủy điện lớn đang được xây dựng: Thủy điện Tam Hiệp công suất 18,2Gwe và Hoàng Hà 15,8Gwe. Cầu về điện ở Trung Quốc tăng mạnh khiến cho sự thiếu hụt điện năng ngày càng trầm trọng hơn.

Trong năm 2005, trên cả nước Trung Quốc đã có khoảng 508GWe công suất phát điện được lắp đặt tăng trưởng 15% tạo ra sản lượng điện khoảng 2475 TWh. Điện hạt nhân đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt đối với những khu vực duyên hải, nằm xa các mỏ than và là nơi có nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Năm 2005, ngành năng lượng hạt nhân đã sản xuất ra 52,3 tỷ kWh - tương đương 2,1% tổng sản lượng điện của Trung Quốc với tổng công suất lắp đặt là 6,6 GWe.

Chính phủ Trung Quốc đã lập kế hoạch nâng công suất phát điện hạt nhân lên 40GWe vào năm 2020 trong tổng công suất 1000GWe vào thời điểm đó, đòi hỏi bình quân mỗi năm phải có thêm 2GWe công suất điện hạt nhân được lắp đặt.

Hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng từ giữa thập niên 1980 tại Vịnh Daya, gần với Hồng Công, và Qinshan, nằm ở phía Nam thành phố Thượng Hải.


' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4821.761' />
Nhà máy Daya Bay.

Các lò phản ứng ở nhà máy Daya Bay là loại tiêu chuẩn 3 đai của Pháp do hãng Framatome cung cấp cùng với tuyếc-bin GEC-Alstom. Công ty Electricite de France EDF quản lý xây dựng, bắt đầu từ tháng 8/1987, với sự tham gia của các kỹ sư Trung Quốc. Hai lò này đi vào vận hành từ tháng 2 và tháng 5/1994. Trong giai đoạn 1994-1996 nhà máy này đã mấy lần phải ngừng hoạt động trong thời gian dài khi hãng Framatome buộc phải thay thế một số bộ phận quan trọng. Nhà máy này có sản lượng khoảng 13 tỷ kWh mỗi năm, trong đó 70% sản lượng cung cấp cho Hồng Công và 30% cho Quảng Đông.

Nhà máy Lingao - Giai đoạn. 1

Nhà máy điện hạt nhân Lingao giai đoạn 1 là bản sao của nhà máy Daya Bay nằm ngay bên cạnh. Nhà máy này được khởi công xây dựng tháng 5/1997, Lò phản ứng Lingao 1 đi vào vận hành từ tháng 2/2002 và hoạt động thương mại từ tháng 5/2002. Lò Lingao 2 hòa lưới điện vào tháng 9/2002 và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 1/2003. Cả hai lò này đều sử dụng công nghệ của Pháp do hãng Framatome cung cấp nhưng với tỷ lệ nội địa hóa 30%. Các nhà máy Daya Bay và Lingao hợp thành "Khu công nghiệp điện hạt nhân Daya Bay" của tỉnh Quảng Đông và thuộc quyền quản lý của Công ty quản lý và vận hành điện hạt nhân Daya Bay.

Nhà máy Qinshan

Nhà máy Qinshan 1 nằm ở tỉnh Chiết Giang, cách thành phố Thượng Hải 100 km về hướng Tây Nam. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế và xây dựng thùng áp lực do hãng Mitsubishi của Nhật Bản cung cấp. Công việc xây dựng bắt đầu từ tháng 3/1985 và hoàn thành tháng 12/1991. Nhà máy này đã phải đóng cửa 14 tháng để sửa chữa lớn từ giữa năm 1998.

Nhà máy Qinshan giai đoạn 2 lò số 2 và 3 là loại lò phản ứng 2 đai do trong nước tự thiết kế và xây dựng trên cơ sở mở rộng quy mô của Qinshan 1, sử dụng công nghệ CNP-600. Lò số 2 đi vào vận hành chính thức từ tháng 4/2002, lò số 3 từ tháng 5/2004.

Nhà máy Qinshan giai đoạn 3 lò số 4 và 5 sử dụng công nghệ CANDU 6 do Công ty Atomic Energy của Canada làm thầu chính theo hình thức chìa khóa trao tay. Nhà máy khởi công năm 1997. Mỗi lò có công suất 665Mwe. Lò 4 đi vào vận hành từ tháng 9/2002 và lò 5 từ tháng 4/2003.

Hai nhà máy điện hạt nhân dùng công nghệ của Nga AES-91 sử dụng lò các VVER công suất 1060Mwe đang được xây dựng ở Tianwan thuộc tỉnh Giang Tô theo hiệp định hợp tác Nga-Trung. Kinh phí xây dựng nhà máy này khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đối ứng 1,8 tỷ USD. Nhà máy này tích hợp công nghệ đảm bảo an toàn của Phần Lan, các hệ thống điều khiển của hãng Siemens. Lò phản ứng đầu tiên của nhà máy này đã hòa lưới điện từ tháng 5/2006.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4821.762' />
Các nhà máy điện nguyên tử được đề xuất xây dựng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 2006-2010 của Trung Quốc bao gồm: 2 lò phản ứng công suất mỗi lò 1.000Mwe ở Haiyang, tỉnh Sơn Đông, 2 lò ở Hongyanhe, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, 2 lò ở Tianwei, tỉnh Quảng Đông và 2 lò khác ở Hui'an, tỉnh Phúc Kiến.

Trung Quốc đã đề ra 4 vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển năng lượng hạt nhân, đó là: - Lò phản ứng PWR là chủ yếu nhưng không phải là duy nhất; - Tổ hợp nhiên liệu hạt nhân được chế tạo và cung ứng đồng bộ; - Tối đa hóa việc chế tạo trong nước các máy móc, thiết bị cùng với việc tự thiết kế và quản lý dự án; - Khuyến khích hợp tác quốc tế.

ND: Bạch Minh Tuấn
Nguồn tin : www.world-nuclear.org
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)