Công nghệ chống sạt lở bằng kỹ thuật Geocops

Thứ ba, 25/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tại Hội thảo khoa học "Vật liệu, công nghệ và các giải pháp chống sạt lở" do Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Quốc gia Kỵ Nam Đài Loan phối hợp tổ chức, nhiều giải pháp xây dựng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu.
Nhóm kỹ sư thuộc Liên hiệp Địa chất Công trình, Xây dựng và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Hữu Diệp, đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp kết hợp kỹ thuật phun vữa cao áp và kỹ thuật Geocops, thích hợp để bảo vệ các bờ sông đang chịu xâm thực ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai...
Nguyên lý cơ bản của giải pháp là trả lại sự cân bằng bền vững giữa tác dụng thủy lực của dòng chảy và cường độ chịu lực của vật liệu tạo nên bờ sông. Giải pháp sẽ tạo nên một lớp che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kỹ thuật độn cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông, đồng thời tăng cường độ chịu lực của đất trầm tích tạo nên bờ sông bằng kỹ thuật phun vữa xi măng áp lực cao.
Stabiplage, một "công nghệ mềm" của Pháp giúp bảo vệ xói lở và xâm thực bờ biển cũng thu hút nhiều chú ý. Hiện nay, các phương pháp bảo vệ bờ biển thường ưu tiên dùng móng đá nhân tạo cừ, kè, đập, đê.... Các công trình này thường tạo ra các bề mặt phẳng rộng và có tính phản xạ mạnh, tạo ra sóng dừng hoặc hiện tượng nhồi lắc và ngăn chặn không cho cát biển bồi đắp lên bờ.
Mặt khác, năng lượng tạo ra do sóng đi thẳng vào bề mặt công trình sẽ phản xạ, cộng hưởng và phá hủy công trình. Nếu không có cát đắp lên bờ, sẽ không giải quyết được vấn đề xói lở mà còn thường xuyên gây xói mòn chân công trình, khiến kinh phí duy tu, bảo trì, sửa chữa công trình rất lớn. Cấu tạo công trình Stabiplage là dạng con lươn có vỏ bọc bằng vật liệu geo-composite có tuổi thọ trên 100 năm, phía dưới là các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt nhằm chống lún và chống xói mòn công trình. Bên trong con lươn chứa đầy cát được bơm vào tại chỗ. Công nghệ này đã được ứng dụng hiệu quả trong gần 40 công trình và dự án ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ..

Nguồn tin: Báo Xây dựng số 31, ngày 18/4/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)