Chỉ dẫn trực tuyến thiết kế nhà thân thiện với môi trường

Thứ hai, 18/09/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Khi nền kinh tế và dân số vẫn tiếp tục phát triển, các nhà thiết kế và xây dựng phải đương đầu với một thách thức độc nhất vô nhị là phải thoả mãn những nhu cầu đổi mới và phát triển của những cơ sở vật chất kỹ thuật mới, đó là: dễ dàng tiếp cận lui tới, vững chắc, có lợi cho sức khoẻ, có nhiều hữu ích trong khi lại phải giảm thiểu được tác động lên môi trường. Điều này đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ hơn với việc quản lý và bảo tồn môi trường, và kết quả đem lại phải là một sự cân bằng tối ưu về giá cả, các lợi ích môi trường, xã hội, con người trong khi vẫn đáp ứng được nhiệm vụ và chức năng của công trình sẽ xây dựng.
Chỉ dẫn trực tuyến thiết kế toàn bộ công trình WBDG cung cấp những thông tin mới nhất về tiêu chuẩn, chỉ dẫn, công nghệ có liên quan đến công trình để hình thành nên một công trình có triển vọng. WBDG cung cấp một thư viện gồm những sáng kiến phản ánh kiến thức và kinh nghiệm của một đội ngũ chuyên gia thiết kế công trình. Mỗi phần đề cao những nét nổi bật của những tổng kết có tác dụng nâng cao kiến thức về những chủ đề quan trọng, cũng như công cụ, chỉ dẫn thực hành, và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng có liên quan.
Phần bền vững sustainable của WBDG trình bày những nguyên tắc thiết kế có tác dụng nâng cao kiến thức về những nguyên tắc thiết kế cơ bản để có được ngôi nhà thân thiện với môi trường: tránh làm kiệt quệ các nguồn cung cấp năng lượng, nước, nguyên liệu thô; ngăn ngừa sự xuống cấp của môi trường do cơ sở vật chất và hạ tầng gây ra trong suốt chu kỳ tuổi thọ của chúng; và tạo ra một môi trường có thể chung sức được, thoải mái, tiện nghi, an toàn và hữu ích.
Sáu nguyên tắc thiết kế cơ bản của WBDG là:

1. Tối ưu hoá khả năng của hiện trường xây dựng:
Lựa chọn đúng hiện trường, kể cả việc xem xét sử dụng lại hoặc phục hồi những công trình đang tồn tại; Tất cả những yếu tố như vị trí, hướng và việc làm đẹp phong cảnh cho một ngôi nhà đều ảnh hưởng tới hệ sinh thái của vùng đất, phương pháp chuyên chở, và việc sử dụng năng lượng;

2. Giảm thiểu nước:
Dựa theo cơ sở tính là hàng năm thì ở nước Mỹ, các khu nhà cửa tiêu thụ tới trên 40% năng lượng của nước Mỹ và sản sinh ra gần 40% khí thải nhà kính. Gần đây, phần năng lượng lớn này được sản xuất từ các nguồn nhiên liệu hoá thạch, không thể phục hồi lại;

3. Bảo vệ và giữ nguồn nước:
Tại nhiều vùng đất trên thế giới, nước ngoạt là một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Một công trình bền vững cần giảm bớt, kiểm soát hoặc xử lý được dòng chảy qua hiện trường, sử dụng nước một cách hiệu quả và quay vòng nước để sử dụng lại khi khả thi;

4. Sử dụng những sản phẩm thích hợp với môi trường:
Một công trình bền vững phải được thi công xây dựng bằng những vật liệu có khả năng giảm thiểu những tác động tới môi trường trong chu kỳ tuổi thọ của nó như: sự nóng lên trên toàn cầu, sự kiệt quệ nguồn tài nguyên và sự độc hại tới con người;

5. Tăng cường chất lượng môi trường bên trong nhà:
Chất lượng môi trường bên trong một ngôi nhà có một tác động rất lớn tới sức khoẻ, sự thoải mái và năng suất lao động của người ở. Một ngôi nhà bền vững cần giảm thiểu việc chiếu sáng vào ban ngày; có sự thông gió và kiểm soát độ ẩm thích hợp, và tránh việc sử dụng những vật liệu có sự lan toả hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC cao;

6. Tối ưu hoá các quy trình vận hành và bảo trì:
Sự phối hợp những xem xét về vận hành và bảo trì vào trong thiết kế một công trình sẽ có đóng góp lớn vào việc cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sử dụng năng lượng và tài nguyên. Các nhà thiết kế được khuyến khích đưa ra những loại vật liệu và hệ thống có thể làm đơn giản hoá và giảm bớt những yêu càu về bảo trì; đòi hỏi lượng dùng nước, năng lượng, hoá chất độc hại và người làm vệ sinh ít hơn.

Nguồn tin: T/C KHCN Xây dựng, số 3/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)