Tên chuyên đề: Chiến lược cơ sở hạ tầng - Những vấn đề liên ngành

Thứ hai, 14/08/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhà xuất bản: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Năm 2006. Số trang: 118. Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: TTCĐ.000723 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Trong thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt tiến bộ ngoạn mục về tăng trưởng GDP và giảm nghèo. Tăng trưởng trên đầu người hàng năm đạt trung bình 5,9%, tỷ lệ cao thứ tám trên thế giới trong suốt thập niên qua. Có được thành công này là nhờ một phần quan trọng ở mức đầu tư cao dành cho cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 - 10% GDP hàng năm được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, một tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng cao so với chuẩn quốc tế. Các nghiên cứu kinh tế vĩ mô cho thấy có mối liên hệ mạnh mẽ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng với tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam. Độ dài của mạng lưới đường bộ tăng gấp đôi tính từ năm 1990 và chất lượng cũng cải thiện đáng kể. Tất cả các khu vực thành thị và 88% hộ nông dân được tiếp cận điện. Số đường điện thoại cố định và di động trên 100 dân tăng gấp chín lần từ năm 1995. Tiếp cận nước sạch tăng từ 26% dân số lên 57% trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2004, và trong cùng thời kỳ này tiếp cận nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tăng từ 10% lên 31% dân số.
Chiến lược cơ sở hạ tầng hiện đại của Việt Nam tỏ ra thành công. Tuy nhiên, cần tiếp tục phát triển và điều chỉnh chiến lược này theo những thách thức mới nảy sinh...
Quá trình đô thị hoá đang bổ sung mỗi năm thêm một triệu người vào các trung tâm đô thị của Việt Nam, điều này không chỉ tạo ra một thách thức về nguồn vốn cần có để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của họ, mà còn có cả thách thức về mặt quy hoạch nhằm đảm bảo cung cấp cơ sở hạ tầng kịp thời, tránh sự tốn kém nếu mãi về sau mới đắp vá cơ sở hạ tầng khi các khu đô thị đã có người tới định cư.
Trong những năm qua, Việt Nam có thể luôn chắc chắn về lợi ích xã hội cao của đầu tư công khi kết nối cho những người còn chưa có tiếp cận tới các mạng lưới cơ sở hạ tầng. Nhưng khi mức tiếp cận đã tăng thì sẽ khó khăn hơn để tìm ra những đầu tư có lợi ích cao, điều này đòi hỏi phải có những hệ thống quy hoạch tinh xảo hơn. Và khi mạng lưới cơ sở hạ tầng mở rộng, số chi phí tiết kiệm được nhờ hoạt động hiệu quả hơn sẽ lớn hơn, vì thế sẽ cần chú trọng nhiều hơn tới những công tác như cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá, hoặc áp dụng thêm sự cạnh tranh nhằm tạo động cơ thương mại mạnh mẽ hơn. Xử lý tham nhũng cũng sẽ góp phần tác động lớn tới chi phí của dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Báo cáo Chiến lược cơ sở hạ tầng - Những vấn đề liên ngành là một trong những báo cáo về Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng Việt Nam của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo này trình bày các vấn đề chung đối với tất cả các ngành cơ sở hạ tầng và cung cấp một cách nhìn tổng quan về những thành tựu và những thách thức nảy sinh trong thời gian gần đây.
Bản báo cáo đề cập tới những vấn đề cơ sở hạ tầng liên ngành, gồm các chương sau:
• Chương 1: Giới thiệu các thách thức mới nảy sinh đòi hỏi phải điều chỉnh lại chiến lược cơ sở hạ tầng của Việt Nam - giảm ODA tính theo phần trăm GDP, đô thị hoá, các thách thức của việc quản lý các mạng lưới cơ sở hạ tầng lớn hơn, và các thay đổi trong bản chất của tình trạng nghèo ở Việt Nam.
• Các chương từ 2 đến 5: Đề ra chương trình nghị sự cải cách cần có để giải quyết những thách thức mới này theo bốn chủ đề: Vốn, quy hoạch, hiệu quả dịch vụ và nghèo.
• Chương 6: Thảo luận về các ưu tiên cải cách.

Thư viện Bộ Xây dựng
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)