Để ngành Dịch vụ Xây dựng vững bước vào hội nhập

Thứ sáu, 11/08/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo báo cáo của các cơ quan phụ trách đàm phán gia nhập WTO thì khả năng nước ta được kết nạp sẽ không xa, có thể vào cuối năm 2006. Đó là một tin mừng nhưng cũng là nỗi lo cho tất cả các doanh nghiệp xây dựng vì gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Về cơ hội: chúng ta sẽ mở rộng thị trường và có điều kiện tăng xuất khẩu trong đó có ngành xây dựng và vật liệu xây dựng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có công ăn việc làm và tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, phương thức kinh doanh theo thông lệ quốc tế; nâng cao tính hiệu qủa và sức cạnh tranh cho nền kinh tế do phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng dần khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình chống lại sức ép cạnh tranh đến từ bên ngoài; sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để chống lại tranh chấp thương mại mà phần thua thiệt thường rơi về phía ta bởi ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, bảo đảm bình đẳng trong thương mại quốc tế.

Về thách thức: chúng ta phải chịu sức ép cạnh tranh do phải giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nguồn lực để đối phó với quá trình mở cửa cho các hàng hoá, doanh nghiệp của nước ngoài, thách thức của việc hoàn thiện thể chế về cải cách nền hành chính quốc gia bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển chuyển biến dần để thích ứng với cải cách đó, thách thức về nguồn nhân lực vì muốn hội nhập phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, cho đén các doanh nghiệp để hoạt động trong một nền kinh tế mở có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài. Muốn nắm bắt đưcợ các cơ hội và đối phó được các thách thức, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện để thực hiện nghĩa vụ khi gia nhập WTO; sẵn sàng nắm bắt các cơ hội tiếp cận thị trường, củng cố năng lực để đối phó với thách thức.
Cơ hội, thách thức là như thế, thời gian hội nhập lại đến rất gần, trong khi các doanh nghiệp ở Ngành Xây dựng tuy đã chuẩn bị từ lâu nhưng việc chuẩn bị so với yêu cầu còn chưa đạt. Muốn đáp ứng được yêu cầu, phía các doanh nghiệp cần có sự cố gắng, vươn lên nhưng cũng cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước.

1. Về phía các doanh nghiệp
Do phải lao vào việc hoạt động kinh doanh trong điều kiện ngày càng gay gắt, nên các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc hội nhập. Hoạt động xây dựng trong đó có tư vấn, xây lắp và vật liệu rất đa dạng. Từ khi đổi mới theo cơ chế thị trường đến nay đã có nhièu tiến bộ nhưng rõ ràng sức cạnh tranh còn kém hơn so với khu vực và thế giới, hao phí nhân lực còn cao, trình độ khao học, công nghệ còn thấp, phương thức kinh doanh còn chưa theo kịp thông lệ quốc tế . Việc kinh doanh chủ yếu ở trong nước chưa vươn ra thị trường nước ngoài bao nhiêu. Do đó, muốn hội nhập doanh nghiệp xây dựng các loại ở nước ta cần:
- Chủ động tìm hiểu về nội dung của hội nhập một cách sâu sắc, nắm được nội dung mà nước ta đã và sẽ ký kết để vào WTO, nhất là đối với ngành xây dựng thông qua các hội thảo, huấn luyện ngắn hạn.
- Nâng cao sức cạnh tranh bằng cách: đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện để chuyền giao các kỹ thuật, công nghệ mới, cách làm ăn theo thông lệ quốc tế, cách quản lý các dự án, đổi mới và trang bị các thiết bị máy móc cần thiết để tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
-Xóa bỏ việc khép kín trong từng doanh nghiệp, mở rộng việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa doang nghiệp tư vấn thiết kế với xây lắp và vật liệu để việc hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng có hiệu quả, bổ sung các ưu điểm cho nhau thành một lực lượng đủ mạnh, đa dạng để có thể cạnh tranh với đối thủ từ nước ngoài
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để được chuyển giao công nghệ và học tập cách làm ăn theo thông lệ quốc tế
- Đẩy mạnh công nghệ thông tin, tiến tới tự lập được các sản phẩm mềm cần thiết cho việc sản xuất, hợp tác sản xuất phần mềm với nước ngoài, tiến tới xoá bỏ việc sửdụng phần mềm không hợp pháp, một điều cấm kỵ vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ khi hội nhập.
- Hâm nóng việc áp dụng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 một cách thiết thực, có hiệu quả. Song song cần phổ biến áp dụng và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
- Nhanh chóng năm bắt các văn bản pháp quy mới được ban hành để đáp ứng hội nhập. Các văn bản được ban hành gần đây có phần nào dồn dập, nếu không quan tâm nghiên cứu để thực hiện thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất dồng thời không thực hiện được cam kết quố tế.
- Nâng cao trình độ hiể biết pháp luật thương mại quốc tế để sắn sàng đối phó với tranh chấp thương mại trên thị trường nước ngoài cũng như yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Việt Nam bán phá giá, trợ cấp...
- Tích cực tham gia cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp

2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
Ngoài sự cố gắng chủ động tìm hiểu, tự mình vươn lên để hội nhập của các doanh nghiệp, đề nghị chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trước và trong khi hội nhập:
- Hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế bằng cách tổ chức các lớp tập huấn về nội dung các quy định của WTO, yêu cầu của các đối tác và tóm tắt mặt bằng cam kết của nước ta để có sự chuẩn bị phù hợp. Ngoài ra cũng mong được bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến nhập khẩu vào thị trường nước ngoài và xử lý tranh chấp.
- Thông báo lộ trình hội nhập của ngành nghề có liên quan như xây lắp, tư vấn, vật liệu và nên cho các hiệp hội, các doanh nghiệp góp ý về lộ trình đó để sau này chủ động trong thực hiện và sát đúng với tình hình của ngành nghề. .
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng sản xuất, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập trong đó các doanh nghiệp tư vấn có yêu cầu cấp thiết vì hoàn cảnh ban đầu thường yếu kém.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp tư vấn xây dựng phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ bằng cách nới lỏng các điều kiện cho vay, đơn giản hoá thủ tục cho vay và thế chấp.
- Quan tâm việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có kỹ thuật, nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương hướng đào tạo ở các cấp đại học, cao đẳng, dạy nghề theo hướng bám sát thực tiễn, gắn với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Khuyến khích sự liên kết giữa các trường địa học, cao đẳng, dạy nghề, các viện nghiên cứu với doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn cho các học viên sau khi tốt nghiệp, đồng thời thiết lập quan hệ giúp đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn.
Cần tạo điều kiện giúp đỡ các hiệp, hội đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục trong cácdoanh nghiệp để việc đào tạo được liên tục, thường xuyên, tránh tình tạng dành các công việc đó cho các trường đại học,cao đẳng, trung tâm của Bộ như hiện nay
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu nghiên cứu và phát triển R&D để giúp các doanh nghiệp nâng cao căn bản năng lực cạnh tranh.Việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn và chiến lược thị trường thích hợp. Vì vậy vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này hết sức to lớn. Nếu cần Nhà nước có thể nghiên cứu giảm hoặc miễn một số thuế cho các doanh nghiệp để làm việc đó như một số nước đã làm.
- Tạo điều kiện cho các Hiệp hội doanh nghiệp hoạt động để làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hội nhập, đấu tranh với đối tác nước ngoài để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp khi cần thiết.

Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng số 7/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)