Một kinh nghiệm tái thiết đô thị có thể vận dụng cho Hà Nội

Thứ năm, 19/01/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Quy hoạch đô thị phản ánh đặc tính văn hoá và những khát vọng của dân tộc. Từ quan điểm Hà Nội là Thủ đô lâu đời nhất Việt Nam, là thành phố có một không hai về văn hoá lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, và kiến trúc, quy hoạch Hà Nội là biểu trưng cho quy hoạch thời thuộc địa tại Đông Dương, Hà Nội cần được bảo tồn, tái thiết. Bất cứ dạng thức nào làm mới nào cũng cần được xem xét thông qua những tiêu chí thiết kế mang tính truyền thống. Như vậy, ta mới có được một sự phát triển toàn diện, đồng bộ và bền vững cho Hà Nội.
Hà Nội và những vấn đề còn vướng trong việc tái thiết: Để bảo tồn và tái thiết Hà Nội trở thành một trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam, chúng ta có thể nghĩ đến hai khả năng áp dụng trong quy hoạch xây dựng như sau: Cách thứ nhất, tập trung vào phục hồi các công trình có giá trị văn hoá - lịch sử và làm mới lại toàn bộ đô thị. Cách thứ hai, làm mới từng phần một cách có tổ chức và đồng bộ theo đặc trưng trường tồn của từng khu đô thị, đồng thời làm chúng thích nghi hơn với cuộc sống hiện đại. Cách thức này có lẽ là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên thay vì thực hiện việc phân cấp, phân loại bảo tồn thì chúng ta phải xác định được chính xác phạm vi, số lượng và mức độ cần bảo tồn hay làm mới cho từng khu vực nhỏ, sau đó phải lên được một kế hoạch liên tục, đồng bộ, theo thứ tự ưu tiên cho từng nhóm đối tượng ở từng giai đoạn thực hiện.
Và thế nào là một áp dụng thực hiện hợp lý đối với việc tái thiết Hà Nội, trong khi một tỷ lệ lớn các công trình cổ có giá trị đã bị phá huỷ và việc lấp đầy các khu đất xây dựng mới đang rầm rộ tiến hành còn việc tái thiết Hà Nội thì vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Chúng ta vẫn làm quy hoạch, tuy nhiên, từ phương án quy hoạch này đến phương án quy hoạch khác thì các kế hoạch xây dựng vẫn chưa bao giờ được thực hiện như mong muốn và phần lớn các lý do biện minh đều là thiếu vốn. Hơn nữa, bất kỳ một bản quy hoạch nào đã được lập và phê duyệt ngay lập tức gặp các rắc rối về tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng. Các công trình xây dựng không theo các quy cách chẳng biết vì sao vẫn ngang nhiên hiển diện. Rồi giá cả xây dựng lên cao và việc ấp đặt theo đồ án quy hoạch không thực sự hấp dẫn nhà đầu tư đã đặt dấu hỏi lớn đối với các chiến lược phát triển trên hầu khắp các khu vực đô thị. Có thể do rất nhiều chiến lược xây dựng thường bị khống chế bởi các chủ trương chính sách hoặc chỉ là ý kiến áp đặt của thiểu số các quan chức địa phương hay giới chuyên môn. Họ là những người luôn tin tưởng vào tốc độ phát triển sẽ đạt được nhanh nhất, giá cả sẽ rẻ nhất và sẽ đáp ứng thoả đáng nhất nhu cầu đòi hỏi của người dân. Trên thực tế, những khó khăn mà các bước xây dựng và tái thiết đô thị thường gặp không phải là thiếu vốn mà là sự thiếu hụt về luật pháp, thiếu sự can thiệp, hỗ trợ từ chính quyền. Hơn nữa, những sai lầm về chính sách đã tạo thêm nhiều khó khăn cho việc quản lý sử dụng các đồ án quy hoạch. Trong khi các cơ quan quản lý đô thị; chính quyền địa phương làm ngơ và bị thụ động trước tất cả những bước tái phát triển thiếu quy tắc thì các không gian trống trong đô thị lại từng ngày bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh này, công tác bảo tồn và tái thiết Hà Nội có phần bị sao nhãng và Hà Nội sẽ ra sao sau vài năm xây dựng mới và cải tạo sắp tới đây.
Tham khảo cách tổ chức tái thiết tại Trung Quốc: Người Trung Quốc lựa chọn tái thiết đô thị thông qua các cộng đồng dân cư có cùng môi trường sống. Bắc Kinh là một ví dụ nổi bật. Hơn 40 năm qua để bảo tồn giá trị lịch sử của một Bắc Kinh cổ kính. Ban đầu các nhà quy hoạch Trung Quốc đã chia thành phố thành 5 khu vực:
- Loại 1: Những khu vực có nhiều công trình cổ quan trọng.
- Loại 2: Những khu vực có nhiều công trình truyền thống còn trong tình trạng khá tốt;
- Loại 3: Nhữngkhu vực còn sử dụng được;
- Loại 4: Những khu vực gồm hầu hết những công trình đang xuống cấp;
- Loại 5: Những khu vực đã bị tái phát triển bằng những công trình mới cao tầng. Trong đó giới hạn bảo tồn khu vực dân cư chiếm hơn 65% tổng diện tích, phần lớn là đất thuộc các khu vực bảo tồn loại hai, loại ba và loại bốn. Trong đó có khoảng ½ số hộ nhà của chính họ. Kiểu tự ý hành động này đã tồn tại và góp phần không nhỏ tới việc cải thiện điều kiện sống thực tế cho hàng triệu người dân Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của công cuộc tái thiết đô thị. Tuy nhiên nó cũng đã tạo nên một môi trường xây dựng lộn xộn, tạo ra nhiều bế tắc về quản lý xây dựng và khó khăn trong việc di dân. Sớm nhận thấy những bất cập này, chính quyền thành phố đã tính đến một chính sách hiệu quả và đồng bộ hơn, bằng cách hỗ trợ ban đầu về cả mặt tài chính và mặt kỹ thuật cho dân cư. Cùng với đó, một chiến lược làm mới đã được đề xuất. Người ta chia công tác tái thiết thành phố thành ba nhóm đối tượng. Nhóm quan tâm hàng đầu là những công trình lịch sử quan trọng và những công trình nổi bật của từng khu vực, danh mục này gồm cả những cây lâu năm có vị trí lịch sử danh thắng. Nhóm thứ hai là nhóm các công trình đã bị hư hỏng nặng, cần dỡ bỏ kịp thời và tiến hành phục hồi thay thế. Nhóm thứ ba là khu vực dân cư, đây là nhóm đối tượng phức tạp nhất. Từ đó, họ đã đề xuất nhiều cách xử lý thận trọng, mềm dẻo, cũng như đã xây dựng nhiều mô hình phục vụ tái thiết khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nhóm cộng đồng. Như vậy, từ việc tổ chức quản lý đến việc huy động vốn có sẵn trong dân, rồi việc tái định cư đã dễ dàng được thực hiện.
Song song với việc nghiên cứu, hoạch định các lô dân có cùng nguyện vọng, cùng môi trường sống, người Trung Quốc còn rất quan tâm đến chất lượng xây dựng, chất lượng thẩm mỹ kiến trúc. Họ đã lập và thực hiện đồng bộ các dự án thiết kế đô thị lớn, nhỏ để tạo ra một không gian thành phố hoàn thiện, trong đó việc đề xuất các giai đoạn ưu tiên xây dựng tạo bộ mặt đô thị và việc tái định cư của dân cư được đặt lên hàng đầu. Việc tái thiết lại các khu ở tại Bắc Kinh là một chương trình lớn cả về quy mô lẫn thời gian áp dụng thực hiện kéo dài hơn 20 năm. Mẫu mã thiết kế cũng đã được các kiến trúc sư Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Họ đã sử dụng các mô hình nhà ở có sân trong truyền thống để đề xuất các phương án cải tạo, phục hồi hay thay thế tại hầu hết các lô phố. Để tạo thêm sức sống mới cho các lô phố này, nhà nước còn mở mang phát triển thêm một số ngành nghề tạo động lực phát triển cho dân cư. Cùng với đó, một chiến lược làm mới đã được đề xuất. Người ta chia công tác tái thiết thành phố thành ba nhóm đối tượng. Nhóm quan tâm hàng đầu là những công trình lịch sử quan trọng và những công trình nổi bật của từng khu vực, danh mục này gồm cả những cây lâu năm có vị trí lịch sử danh thắng. Nhóm thứ hai là nhóm các công trình đã bị hư hỏng nặng, cần dỡ bỏ kịp thời và tiến hành phục hồi thay thế. Nhóm thứ ba là khu vực dân cư, đây là nhóm đối tượng phức tạp nhất. Từ đó họ đã đề xuất nhiều cách xử lý thận trọng, mềm dẻo, cũng như đã xây dựng nhiều mô hình phục hồi tái thiết khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nhóm cộng đồng. Như vậy, từ việc tổ chức quản lý đến việc huy động vốn có sẵn trong
Song song với việc nghiên cứu, hoạch định các lo dân cư có cùng nguyện vọng, cùng môi trường sống, người Trung Quốc còn rất quan tâm đến chất lượng xây dựng, chất lượng thẩm mỹ kiến trúc. Họ đã lập và thực hiện đồng bộ các dự án thiết kế đô thị lớn, nhỏ để tạo ra một không gian thành phố hoàn thiện, trong đó việc đề xuất các giai đoạn ưu tiên xây dựng tạo bộ mặt đô thị và việc tái định cư của dân cư được đặt lên hàng đầu. Việc tái thiết lại các khu ở tại Bắc Kinh là một chương trình lớn về cả quy mô lẫn thời gian áp dụng thực hiện kéo dài hơn 20 năm. Mẫu mã thiết kế cũng đã được các kiến trúc sư Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Họ đã sử dụng các mô hình nhà ở có sân trong truyền thống để đề xuất các phương án cải tạo, phục hồi hay thay thế tại hầu hết các lô phố. Để tạo thêm sức sống mới cho các lô phố này, nhà nước còn mở mang phát triển thêm một số ngành nghề tạo động lực phát triển cho dân cư.
Chính sách tái thiết tại những khu ở hiện có không chỉ tạo điều kiện phát triển quỹ nhà ở cho Bắc Kinh mà còn đóng góp vào việc cải thiện môi trường sống chung cho thành phố. Năm 1987, một cuộc khảo sát về công tác tái thiết nhà ở tại Bắc Kinh, cho thấy rằng chi phí tái định cư chỉ bằng 1/5 chi phí phá dỡ xây mới và di dời.
Bên cạnh việc làm mới trên cơ sở tái định cư trong các khu vực nhà ở truyền thống, những khu được coi là nhạy cảm, việc sử dụng đất đang trong tình trạng chuyển đổi mạnh, những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quy mô rộng và mới, cũng đã được họ chú ý. Ngoài ra, công tác thiết kế cũng đã có nhiều thay đổi không chỉ tập trung thể hiện những thiết kế công trình, mà không gian sinh hoạt công cộng, không gian trống, không gian xanh và các khu vực cảnh quan cũng đã được các nhà thiết kế đô thị ra tay thực hiện. Mô hình tái thiết đô thị trên đây là mô hình làm mới dựa trên nhu cầu thực tế của cộng đồng. Mô hình này đã có nhiều trải nghiệm tại Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Quốc. Vậy, người Trung Quốc được thiết lập mô hình xây dựng đô thị dựa trên cơ sở nào?
Mô hình lý luận:
Phục hồi trên cơ sở làm mới cơ cấu kinh tế - xã hội: Tổ chức tái thiết đô thị của Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ học thuyết kinh tế của Jane Jacobs. Cơ sở thực tế của học thuyết này được hình thành từ việc nghiên cứu giải toả những khu nhà ổ chuột tại nhiều thành phố của Mỹ vào giữa thế kỷ XX. Việc chỉ ra cách thức phục hồi theo cơ cấu kinh tế - xã hội cho từng khu vực là bước đột phá hết sức quan trọng. Học thuyết này sau đó đã là nền tảng lý luận cho việc tái thiết tại nhiều khu vực dân cư trên thế giới. Trong lý luận của mình, Jacobs đã nêu bật những tác hại mà các khu ổ chuột đã gây ra, cùng với nó chỉ ra mối quan hệ giữa ba yếu tố tạo nên sự phát triển lệch lạc của các khu đô thị đó là: sự xuống cấp về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và những ảnh hưởng môi trường phát triển kinh tế. Để đưa ra một giải pháp cho những vấn đề này, bà Jane Jacobs đã gợi ý một chương trình tránh đầu tư biến động. Nghĩa là tại các khu vực tái thiết đô thị cần hỗ trợ người dân duy trì và tái tạo nền kinh tế địa phương ở mức trung bình, rồi dần dần nâng cao đời sống nói chung của họ.
Tại Trung Quốc, người ta đã xem xét rất thận trọng quy mô và hình thức phục hồi mà bà Jacobs đã đề xướng. Tuy nhiên, khái niệm về khu ổ chuột đô thị trong các học thuyết của Jacobs, lại không thể đem so sánh thô thiển với các khu đô thị lịch sử như tại Bắc Kinh – Trung Quốc.
Từ việc đánh giá đúng nguồn thu của Bắc Kinh và những vùng kinh tế lân cận. Bắc Kinh và Trung Quốc nói chung đang thực hiện một chương trình tái thiết đô thị một cách toàn diện và đồng bộ. Chương trình này đã được cân nhắc rất kỹ càng cụ thể không áp dụng rập khuôn như các mô hình tái thiết tại Mỹ. Trung Quốc đã coi việc phát triển các thành phố, liên quan chặt chẽ đến các hoạt động văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị. Đồng thời khẳng định những thay đổi về xã hội, kinh tế, chính trị sẽ tạo nên một diện mạo mới cho Bắc Kinh. Song vào giữa giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vĩ đại của họ thì giá trị văn hoá – lịch sử, giá trị thẩm mỹ kiến trúc được họ đặt thành một yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự trường tồn của đô thị. Bắc Kinh đã và đang có những bước khởi đầu thành công trong công tác tái thiết và xây dựng phát triển trong các khu đô thị của họ.
Làm mới với chiến lược phát triển bền vững: Ngoài ra, người Trung Quốc còn triệt để theo đuổi khái niệm về tính ổn định do Madame Brundtland đề xướng tại hội nghị LHQ năm 1987. Khái niệm này có liên quan đến việc bảo tồn môi trường tự nhiên. Có thể áp dụng một cách bình đẳng với việc bảo tồn và phát triển môi trường đã được xây dựng. Việc phát triển bền vững, trong bối cảnh này, có nghĩa là môi trường đã được xây dựng hoà hợp với thiên nhiên sẵn có của nó. Đó là điều làm cho điều kiện sống của con người sẽ được cải thiện dần dần và liên tục; rằng cơ sở hạ tầng và việc sử dụng đất đai được điều chỉnh theo hoàn cảnh sinh thái địa phương và những cách thức giải quyết cho những vấn đề hiện tại sẽ không phát sinh ra bất kỳ vấn đề nào khác trong tương lai.
Suy đoán một cách lựa chọn phù hợp cho Hà Nội: Tới đây, Hà Nội sẽ kết nối với 7 tỉnh lân cận, ranh giới của Hà Nội sẽ lớn gấp 15 lần và Hà Nội sẽ được xây dựng với quy mô ngang tầm với các nước đang phát triển trên thế giới. Chiến lược này chẳng những tạo ra bộ mặt mới mẻ cho Hà Nội, mà còn góp phần làm giảm mật độ dân cư, nội thành, tạo cơ hội để thực hiện việc tái thiết, làm mới và bảo tồn cho các khu vực cổ, cũ và khu vực cây xanh cảnh quan của Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những bước phát triển đầy khả quan của Hà Nội, còn nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại. GS Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng Tốc độ đô thị hoá của Hà Nội đang tăng chóng mặt, nhưng cái mới lạ của Hà Nội lại là các tuyến phố lô nhô, không hình khối. Đô thị của Hà Nội có thể ví như một con gà đang lớn rất nhanh trong mớ bòng bong do chính mình tạo ra, khó bứt ra khỏi. Hà Nội đang ráo riết chỉnh sửa mình. Để tránh tiêu tiền tỷ một cách vô ích, tránh đảo lộn lối sống sinh hoạt của người dân. Phố cổ - Hà Nội chỉ cần giữ lại vài nhà là quá Nguyễn Quang Thiều 2/2003. Do đó việc định giá trị cần được bảo tồn chỉnh trang làm mới tại các khu phố cổ cũ, cùng những đề xuất thay thế là tối quan trọng. Vì cái gì xảy ra nếu hàng nghìn người dân sẽ phải dời khỏi khu vực trung tâm Hoàng Đạo Kính. Bên cạnh đó ông Đào Ngọc Nghiêm và nhiều chuyên gia quy hoạch đang trăn trở về những mô hình xây dựng cao tầng tại Hà Nội và cho rằng mô hình này cần được nghiên cứu thận trọng...
Hướng tới việc tái thiết Hà Nội theo trật tự cơ cấu: đứng trước những yêu cầu phát triển hiện nay của Hà Nội, việc bảo tồn những trật tự và cấu trúc đô thị đã có, không phải là một việc tiêu cực. Bảo tồn không có nghĩa là giữ lại những hình hài lịch sử nguyên sơ. Bảo tồn hướng tới việc tái thiết đô thị với màu sắc và trật tự mới, trên cơ sở những cấu trúc hiện có. Về mặt mỹ học, để có một Hà Nội đẹp việc bảo tồn cần phải chú trọng vào hai vấn đề chính. Trước tiên, đó là những khu, những diện tích có nét lịch sử đặc trưng, hỗn giao văn hoá và đa dạng kiến trúc, cũng khu vực mặt nước, cây xanh của Hà Nội. Thứ hai là tập trung làm mới các công trình trọng điểm: vườn hoa công viên, những công trình văn hoá, tôn giáo và các công trình tưởng niệm. Những khu vực đô thị đặc trưng và những công trình bảo tồn này không thể duy trì được sự huy hoàng của nó, nếu các kiến trúc sư các nhà quy hoạch không có ý thức về tổ chức không gian quanh từng khu vực và liên kết chúng một cách có tổ chức theo cấu trúc cơ sở của Hà Nội.
Những nguyên tắc mỹ học phải được tuân thủ đối với các khu tái định cư và khu mới phát triển. Thiết kế công trình mới riêng rẽ phải có chất lượng và đạt yêu cầu thẩm mỹ, phải xứng đáng với truyền thống lịch sử và linh hồn của Hà Nội. Ngoài ra những toà nhà mới xen cấy cũng phải hoà hợp với môi trường lịch sử và các công trình xung quanh nó có. Nguyên tắc đó là sự hoà hợp trong đa dạng, và tương phản mà không đảo lộn.
Hiện nay, Hà Nội đã và sẽ gánh vác nhiều chức năng quan trọng hơn nhiều so với trước, các công nghệ xây dựng, những yêu cầu về cơ sở hạ tầng và nhu cầu sử dụng đất cũng đã biến đổi rất đa dạng. Tuy nhiên nếu tạo ra nhiều biến đổi thái quá cho Hà Nội thì việc làm mới Hà Nội cũng có thể vô tình đưa Hà Nội thêm nhiều vướng mắc hơn. Vì vậy, Hà Nội cần phải lập kế hoạch xây dựng hết sức cẩn trọng. Đặc biệt, tại các khu vực trung tâm và các khu vực lân cận. Công tác quy hoạch cần đưa thiết kế đô thị vào các dự án làm mới Hà Nội; các khu nhà ở cần được nghiên cứu kỹ càng hơn về quy mô, tỷ lệ, tầng cao, mật độ cũng như việc tổ chức các không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian xanh, không gian trống...nhằm đạt được sự hài hoà và phong phú và phong phú về hình hài cũng như về cấu trúc cho thành phố.
Trên cơ sở phân tích như vậy cần phải có thêm những hiểu biết về cách thức tổ chức tái thiết đô thị, nhận rõ những vấn đề tồn tại đang và phải dối mặt, đồng thời giải quyết thoả đáng các mối quan hệ giữa: 1 Tái thiết đô thị và vấn đề văn hoá truyền thống; 2 Tái thiết đô thị và thực tế vấn đề bất động sản; 3 Tái thiết đô thị và việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật; 4 Tái thiết đo thị và thực hiện hồi phục và xây dựng mới đô thị; 7 Tái thiết đô thị với các trung tâm chức năng và các khu vực cần ưu tiên đầu tư; 8 Tái thiết đô thị và việc nâng cao chất lượng thiết kế.
Những lời lên án các nỗ lực bảo tồn là nguyên nhân gây nên sự lúng túng bế tắc - những bế tắc cho đến tận ngày nay. Một trong rất nhiều khẩu hiệu khích lệ công tác bảo tồn cần được coi trọng: tôn trọng quá khứ truyền thống là sử dụng hữu hiệu công cụ thiết kế để hướng tới tương lai. Vì vậy, Hà Nội cần những tiêu chuẩn thiết kế cao hơn để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng thẩm mỹ đô thị. Có như vậy mới hy vọng Hà Nội sẽ là một tấm gương cho các thành phố khác dõi theo. Những tiêu chuẩn thiết kế cần nhấn mạnh việc tạo hồn cho các công trình hiện đại, đồng thời nâng cao đặc trưng văn hoá truyền thống và bản sắc địa phương. Thiết kế và quy hoạch đô thị thể hiện tính thời đại, không gian và những điều kiện xã hội, những khía cạnh mà người ta muốn thông qua công trình kiến trúc và nhà thiết kế đô thị để nhận biết Hà Nội.

Nguồn tin: Tạp chí Quy hoạch Xây dựng số 13/ 2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)