Đào rừng đối mặt với nguy cơ...tuyệt chủng

Thứ hai, 05/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm nay, trước nguy cơ cây đào cổ thụ, đào rừng bị săn lùng, chặt phá... nhiều tỉnh đã có lệnh cấm chặt phá đào rừng ở 1 số khu vực để bảo vệ tài nguyên và cảnh quan. Vậy nhưng, các khu rừng đào vẫn ngày một tan hoang, nhiều gốc đào cả trăm tuổi cũng bị chặt phá không thương tiếc.
Mặc dù còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng tại nhiều thành phố lớn như Hải Phòng, Nam Định… đã bắt đầu xuất hiện các chợ buôn bán đào rừng. Chúng tôi tìm tới khu chợ chuyên buôn bán đào rừng ở xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, Nam Định. Có thể nói, đây là một trong những trung tâm buôn bán đào rừng lớn ở Nam Định. Mặc dù mới 15 tháng Chạp, nhưng đã có rất nhiều đào rừng được bày bán tại đây.

Đa phần những cành đào rừng có xuất xứ từ cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Hàng năm, vào độ trước Tết, hàng trăm xe tải chở đào rừng nối đuôi nhau từ vùng Tây Bắc đổ về miền xuôi. Năm nay, nhiều người kinh doanh đào ở đây đã lên rừng rất sớm để thu mua. Trung bình mỗi xe ô tô tải có thể vận chuyển được khoảng 40 cành đào lớn. Cành đào cổ thụ thường được giá cao, có thể lên tới 7-8 triệu đồng. Cành trung bình cũng có giá 500 - 700.000 đồng, thậm chí 2- 3 triệu.
Năm nay, 1 số người còn mạnh dạn chở cả cây đào rừng về bán. Nếu được giá, cây đào này có thể bán được 5 triệu đồng. Anh Trịnh Văn Việt, chủ một đầu mối thu mua đào rừng tiết lộ: "Năm nay, mặc dù đã có lệnh cấm, nhưng chúng tôi vẫn vận chuyển được đào về. Chở đào bằng xe tải chỉ bịt mui xe lại là cứ bon bon về xuôi".

Đối với nhiều gia đình miền núi, chỉ cần bán được 1 cây đào, có thể sẽ có đủ tiền lo cho 1 cái Tết. Còn với người miền xuôi, thú chơi đào rừng trong dịp Tết cũng là nhu cầu chính đáng. Song, nếu như các địa phương không có các biện pháp quy hoạch, khai thác hợp lý, chỉ vài năm nữa những cây đào rừng - nét đặc trưng của cảnh quan, văn hoá vùng cao sẽ không còn nữa.

Theo TN&MT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)