Siêu đô thị - Lợi ích và thách thức

Thứ ba, 23/03/2021 16:17
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Đô thị hóa là một đòi hỏi tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Theo Liên Hợp Quốc, dân số thế giới hiện tại là 7,7 tỷ người, dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030; 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 11,2 tỷ người vào năm 2100. Trong khi đó, đô thị hóa tràn lan, các siêu đô thị và đô thị có thể khiến tăng thêm 2,5 tỷ người nữa đến các khu vực đô thị vào năm 2050. Trở lại thời gian năm 1990 chỉ có 15% dân số là cư dân thành phố, trong khi ngày nay hơn 60% đang sống trong các siêu đô thị. Siêu đô thị là một thuật ngữ để chỉ các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu. Một số tài liệu cũng định nghĩa một siêu đô thị là khu đô thị có mật độ tối thiểu 2000 người/km2. Một siêu đô thị có thể là một vùng đô thị biệt lập hoặc hai hay nhiều đô thị nằm gần nhau.

Các siêu đô thị đầu tiên trên thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, các siêu đô thị đã vươn lên đẳng cấp bởi lịch sử và sự giàu có. Từ thời cổ đại, Rome đã là thành phố lớn nhất trên thế giới. Trong suốt gần 1000 năm, Rome là thành phố giàu có và có tầm quan trọng về chính trị nhất ở Châu Âu. Dân số Rome vượt qua con số 1 triệu vào cuối thế kỉ 1TCN, giảm xuống còn 20.000 vào đầu thời kỳ Trung đại và khi đó cơ sở hạ tầng của thành phố chỉ còn một số tòa nhà có người cư ngụ ở giữa những đống đổ nát và cây cỏ. Tiếp theo là Baghdad, đã gần như là thành phố lớn nhất thế giới ngay sau thời kỳ thành lập vào năm 762 SCN cho tận những năm 930. Vài số liệu ước tính cho thấy vào thời điểm thịnh vượng nhất Thủ đô của Đế chế Hồi giáo có tới hơn 1 triệu dân. Các thành phố cổ của Trung Quốc cũng trải qua những thời kỳ bùng nổ dân số khi kinh tế thịnh vượng. Đến khoảng năm 1831-1950, London đã giữ vị trí này với dân số từ 1,5 đến 2 triệu người, đạt đến gần 7,5 triệu. London đã vượt qua Bắc Kinh để trở thành thành phố lớn nhất và sau đó lại bị New York vượt qua. Đến đầu những năm 2000, Tokyo tiếp quản thứ hạng.

Ngày nay, các thành phố lớn nhất đã lớn hơn đáng kể. Tokyo có gần 40 triệu dân và London thậm chí không lọt vào top 10. Nhưng cũng lại có một sự thay đổi khác đang diễn ra. Theo một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc, hầu hết các thành phố lớn nhất thế giới sẽ ở Châu Phi và Châu Á vào năm 2030. Trong số 33 siêu đô thị trên hành tinh, 26 trong số đó là ở các nước đang phát triển. Số lượng lớn nhất tập trung ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi có 19 trong số 33 siêu đô  thị. Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, với lần lượt 6 và 4 siêu đô thị.

Xu hướng hướng tới các thành phố ngày càng nhiều hơn không có dấu hiệu chững lại, dân số trên thế giới tiếp tục đổ về các khu vực đô thị. Các siêu đô thị xuất hiện với hơn 10 triệu dân sống dựa vào cơ sở hạ tầng để đảm bảo sự chung sống của tất cả những người này. Đường bộ, tàu điện ngầm, đường sắt, cầu, cũng như trường học, bệnh viện và các dịch vụ công cộng khác là rất quan trọng để làm cho các siêu đô thị có thể sống được và bền vững. Số lượng siêu đô thị dự kiến sẽ tăng từ 33 lên 39 vào năm 2030, trở thành nơi sinh sống của 9% dân số và sản xuất 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Theo nghiên cứu của Euromonitor (Euromonitor International Ltd) một công ty nghiên cứu thị trường uy tín có trụ sở tại London, đã thực hiện một nghiên cứu nhân khẩu học và cho rằng thế giới sẽ có thêm 6 siêu đô thị mới sẽ được thêm vào danh sách năm 2030.

Siêu đô thị/ thành phố mới

Các siêu đô thị hiện tại đang phải chịu gánh nặng quá lớn về dân số, tiêu thụ năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài nguyên. Ví dụ như Cairo được xây dựng cho 1 triệu cư dân trong khi hơn 20 triệu người đang sống ở đó ngày nay. Kết quả là một thành phố không thoải mái để sống trong đó khiến cư dân quá tải với sự căng thẳng và nỗ lực gấp đôi để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào, dù nó nhỏ đến mức nào.

Để giải quyết tình trạng xuống cấp, các Chính phủ bắt đầu lập kế hoạch xây dựng những siêu đô thị cũ. Mục đích chính là việc thành lập các thành phố này là để phục hồi tải trọng thoát ra từ thành phố cũ đã đổ nát; tuy nhiên, ở chặng cuối cùng, nó lại biến thành hành động xây dựng thương hiệu thành phố.

Neom – thành phố Ả Rập Xê Út mới

Một thành phố lớn đang trỗi dậy từ sa mạc Ả Rập Xê Út, một siêu đô thị có ngân sách 500 tỷ đô la, có quy mô gấp 33 lần thành phố New York. Với diện tích 20.230 dặm vuông tọa lạc tại vị trí vàng giữa Ả Rập Xê Út, Ai Cập và Jordan, được xây dựng bằng hỗn hợp bê tông, thép và tham vọng không thể kiềm chế. Vào tháng 10/2017, Thái tử Ả Rập Xê Út Mohamed bin Salman đã công bố dự án này với kế hoạch chạy 100% bằng năng lượng tái tạo. Neom là công cụ trung tâm trong tầm nhìn 2030 của Ả Rập Xê Út để phát triển quốc gia và sẽ đóng vai trò hàng đầu trong phát triển kinh tế toàn cầu.

Duqm – Thành phố Oman mới

Trên lộ trình thành phố “làm lại từ đầu”, Oman đã bắt đầu một dự án thành phố cảng kinh tế lớn vào năm 2011; nó cách thủ đô Muscat khoảng 480km. Vị trí của Duqm hình thành ở cửa ngõ vào khu vực Vịnh Ả Rập, nơi đi qua 1/5 lượng tàu chở dầu của thế giới. Thành phố được lên kế hoạch để thu hút đầu tư đa dạng từ các quốc gia liên ngành như Kuwait, Ả Rập Xê Út, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc tiếp cận tàu cảng Duqm cho các mục đích thương mại và quân sự. Bất chấp những thách thức trong khu vực và chiến lược dài hạn của Trung Quốc, thị trấn Duqm ngày nào đang trở thành một cảng công nghiệp then chốt làm thay đổi bản đồ địa chiến lược của khu vực Trung Đông.

Cairo – Thủ đô hành chính mới

Thủ đô hành chính mới nằm cách Cairo 35km về phía đông, với tổng diện tích 170 mẫu Anh (lớn gần bằng Singapore), nhắm đến dân số 6,5 triệu người và cung cấp hơn 2 triệu cơ hội việc làm. Nó được quy hoạch là một thành phố thông minh bao gồm (giao thông thông minh - tiện ích thông minh - quản lý năng lượng thông minh và tòa nhà thông minh). Thành phố sẽ bao gồm 21 khu dân cư và 25 quận dành riêng, các trang trại năng lượng mặt trời rộng 90km2 và một công viên giải trí lớn có diện tích gấp 4 lần Disneyland. Thành phố sẽ bao gồm các bộ chính của Chính phủ và có kế hoạch di dời 40-50 nghìn nhân viên đến trụ sở chính quyền mới ở đó trong ba năm đầu tiên

Còn lại ba dấu chấm đang hiển thị trên bản đồ thế giới của các quốc gia để chờ đợi các thành phố mới nổi lên. Thành phố phong cách Dubai đã trở thành giấc mơ quốc tế và đại diện cho cơ hội đầu tư vàng và xây dựng các thành phố mới là phản ứng hợp lý đối với nhu cầu đô thị hóa và sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, lại có những hoài nghi xuất hiện và câu hỏi được đặt ra là, liệu có thành phố mới có đang hoạt động theo cách mà nó đã được lên kế hoạch hay không?

Những đô thị mới – có nên chú trọng?

Các siêu đô thị giàu hơn đang phát triển, nhưng những siêu đô thị nghèo hơn cũng vậy. Do đó, bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng lên. Vào năm 2030, GDP bình quân đầu người ở các siêu đô thị những nước phát triển sẽ lớn hơn 4 lần so với nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về thu nhập không ngăn cản mọi người đổ xô đến các thành phố lớn này để tìm kiếm hoặc tận hưởng vận may của họ. Một thành phố đô thị có cơ hội đầu tư và việc làm cao hơn, đó là lý do tại sao cùng với quá trình đô thị hóa, có sự chuyển đổi dần dần về nơi cư trú từ các cộng đồng ngoại ô và nông thôn đến các siêu đô thị. Kết quả là cuộc sống ở những thành phố dẫn đến nhiều bất cập, các khu ổ chuột bắt đầu xuất hiện bao quanh siêu đô thị làm ảnh hưởng đến việc di cư từ nông thôn ra thành thị, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm và sự phân biệt giai cấp phá hủy hình ảnh thành phố lớn không tưởng.

Khi mục tiêu chính của việc xây dựng các thành phố mới là quản lý sự rộng lớn của đô thị, cố gắng cung cấp các lựa chọn nhà ở mới và cơ hội việc làm mới để giảm thiểu sự yên tâm cho các thành phố cũ, thì cuối cùng mục tiêu này đã không đạt được. Hầu hết các thành phố mới được xây dựng không dành cho người nghèo cũng không phải của những cư dân trung lưu. Khi lập kế hoạch cho một thành phố mới, tất cả các cơ hội sang trọng bắt đầu tỏa sáng như việc xây dựng nhà ở sang trọng mới, công viên, cơ sở giải trí dễ dàng hơn. Và điều này làm cho các lựa chọn nhà ở tại thành phố này cao hơn nhiều so với dự kiến và mục tiêu. Vì vậy, thay vì cung cấp các cơ hội có thể giúp ích cho tầng lớp nghèo khó, các thành phố mới đã mở rộng sự khác biệt giữa những thành phần xã hội. Điều đó khiến người ta bắt đầu thắc mắc có nên chú trọng xây dựng những đô thị mới trong tương lai hay không?

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Siêu đô thị hiện đại trong tương lai

TP.HCM mang dáng dấp của một siêu đô thị và đã được định hướng trở thành một siêu đô thị trong tương lai. Nhìn một cách tổng quan, TP.HCM thực sự có tiềm lực về quy mô dân số, thị trường và vị trí. Khi mà Bangkok còn chưa được nhiều người biết đến trên bản đồ Châu Á thì TP.HCM được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng cho đến đầu thập niên 1990, thành phố được nhận định tụt hậu khoảng 20 năm và cho đến hiện tại, TP.HCM vẫn có khoảng cách khá xa so với Bangkok. Hiện tại, nếu so sánh với các siêu đô thị trong khu vực như Băngkok, Thượng Hải, Singapore hay Seoul… khả năng rút ngắn khoảng cách hiện nay của TP.HCM là không cao. Thượng Hải (Trung Quốc), khá giống với TP.HCM. Nếu TP.HCM có sông Sài Gòn thì Thượng Hải có sông Hoàng Phố. Tương ứng với khu trung tâm của TP.HCM là khu phố Tây của Thượng Hải (phía tây sông Hoàng Phố) còn khu phố Đông của Thượng Hải (phía đông sông Hoàng Phố) tương ứng với Thủ Thiêm. Ngày nay, hai bên bờ sông Hoàng Phố là hai hình ảnh hoàn toàn khác nhau, một bên đậm dấu ấn lịch sử, được bảo tồn hầu như nguyên vẹn, còn bên bờ Đông là một khu phát triển rất hiện đại, điều này khiến Thượng Hải trở thành một thành phố thú vị hàng đầu ở Châu Á. Mô hình của Thượng Hải từng được TP.HCM quan tâm và từ năm 2003, thành phố đã cử các đoàn cán bộ sang Thượng Hải học hỏi kinh nghiệm, nhưng dường như không có ứng dụng nào. Đến nay, hệ thống hạ tầng TP.HCM đã có những thay đổi tích cực, đang dần được cải thiện và hiện đại hóa. Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ nỗ lực xây dựng, khi Thượng Hải đã có hơn 600km tàu điện ngầm, đến năm 2021, TP.HCM mới chỉ có thể có 20km đầu tiên. Dù TP.HCM có nhu cầu về cơ sở hạ tầng rất lớn, nhất là giao thông, nhưng cả vùng vẫn chưa nhận được nhiều sự đầu tư…

TP.HCM nhất định phải bứt phá mới có thể đuổi kịp được các thành phố lớn trong khu vực, nhưng bứt phá bằng cách nào và như thế nào? Có lẽ việc đầu tiên chính là phải xác định đối thủ cạnh tranh là các siêu đô thị trong khu vực, nhất là phải nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Việc xác định ở tầm tư duy chiến lược quốc gia là cuộc cạnh tranh của các siêu đô thị lớn để đầu tư nguồn lực. Nếu ở nông thôn cần đầu tư vào an sinh xã hội, giáo dục, còn các cơ sở kinh tế thì phải tập trung vào siêu đô thị, trong đó đứng đầu là thành phố, từ đó có cơ chế phân bổ ngân sách hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố và kết nối với khu vực lân cận từ miền Tây, Đông Nam Bộ nhằm tạo ra tính liên kết vùng.

TP.HCM cũng cần xác định trở thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh tranh toàn cầu như nơi đặt các trụ sở quốc tế và phối hợp hoạt động của các công ty hoàn cầu; trung tâm dịch vụ tài chính; trung tâm nghiên cứu và phát triển phần mềm; trung tâm nghiên cứu về khoa học đời sống kết hợp với nghiên cứu thử nghiệm; trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp dịch vụ cho các công ty toàn cầu như tài chính hỗ trợ khách hàng nguồn nhân lực và công nghệ thông tin…

Các nhóm dịch vụ cơ bản này được dựa vào 9 ngành dịch vụ mà thành phố đã xác định. Cùng với đó, bản thân thành phố cũng phải tự năng động nhiều hơn nữa.

Nhìn một cách khách quan, TP.HCM có đủ nguồn lực, quy mô thị trường, vị trí và các vấn đề liên quan không thua kém siêu đô thị lớn nào, nếu được đầu tư đúng hướng, đúng tầm sẽ có cơ hội theo kịp những thành phố khác trên thế giới. Trở thành siêu đô thị, TP.HCM sẽ là trung tâm văn hóa, tài chính, giáo dục của đất nước. Thành phố sẽ đưa ra những chính sách, phương pháp quản lý mới để trở thành khu vực trọng điểm quốc gia. Đã đến lúc cần có những quyết sách quan trọng để những nơi có tiềm năng như TP.HCM có thể phát huy một cách tốt nhất, nhằm đưa Việt Nam sớm đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh. Và việc cần làm ngay là một cơ chế tự chủ gắn với việc tập trung nguồn lực cần thiết để TP.HCM phát triển nhanh, mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, với bài học thực tế từ các siêu đô thị đi trước, về hệ lụy và hậu quả của đô thị hóa. TP.HCM cần có những giải pháp để xây dựng một thành phố thoải mái để sống và làm việc, kiểm soát tốt vấn đề dân số, không ô nhiễm, cung cấp nhiều cơ hội có thể giúp ích cho tầng lớp nghèo để không có sự khác biệt quá lớn giữa các thành phần xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm nhiều hơn nữa tới môi trường sinh thái, mức độ thân thiện và hài hòa với môi trường sinh thái luôn coi là tiêu chuẩn phải đáp ứng, tiêu chí phải tuân thủ và mục tiêu phải đạt được. Hướng đến xây dựng mục tiêu cuối cùng là một thành phố thịnh vượng và phát triển bền vững.

Nguồn: Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Số 72/2020

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)