Tên sách: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành hiến pháp

Thứ năm, 10/10/2013 09:19
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả:GS.TS. Trần Ngọc Đường, ThS. Bùi Ngọc Sơn.

Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia.Năm 2013.Số trang: 447.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001903 - Thư viện KHKT-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Hiến pháp là đạo luật gốc, luật cơ bản của mỗi nhà nước. Với ý nghĩa là một văn bản chính trị- pháp lý có hiệu lực pháp lý cao nhất, hiến pháp các nước hiện nay thường chứa đựng những quy phạm pháp lý điều chỉnh toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức của các cơ quan Nhà nước của quốc gia. Đồng thời, là cơ sở căn cứ pháp lý để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hiến pháp là văn bản ghi nhận ý chí của nhân dân, xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất sự lựa chọn chính trị của nhân dân.

Với vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và quốc gia như vậy, nên việc ban hành hoặc sửa đổi hiến pháp phải tuân theo một quy trình, thủ tục hết sức chặt chẽ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đúc kết lý luận và thực tiễn, đồng thời phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử cụ thể để ban hành hoặc sửa đổi hiến pháp. Hiệu lực của hiến pháp một phần lớn phụ thuộc vào chính quy trình và các thủ tục ban hành, sửa đổi này.

Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nước ta đã có bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1982 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Nội dung cuốn sách nhằm cung cấp cho bạn đọc những cơ sở lý luận và thực tế về việc xác định mô hình, phạm vi, nội dung và quy trình ban hành, sửa đổi hiến pháp thông qua kinh nghiệm lập hiến của một số mô hình hiến pháp trên thế giới, cũng như thực tiễn lập hiến của Việt Nam.

Cuốn sách gồm 4 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hiến pháp và xác định mô hình tổng thể hiến pháp của nước ta, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với tình hình mới.

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung, phạm vi của một bản hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với tình hình mới.

- Chương III: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình, thủ tục ban hành hiến pháp và việc quy định quy trình sửa đổi hiến pháp nước ta, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với tình hình mới.

- Chương IV: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cách thức thể hiện hiến pháp nước ta, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với tình hình mới.


Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)