Lối sống đô thị hậu WTO

Thứ tư, 02/05/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Những phân hoá xã hội ở các thành phố lớn đã gia tăng đáng kể trong vào thập kỷ qua trong quá trình toàn cầu hoá. Trên cơ sở những tiền đề khác nhau - ví dụ như về mặt phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng dân số cũng như tốc độ đô thị hoá gần đây, mà có thể nhận thấy những bất bình đẳng ngày càng gia tăng, nhất là của các thành phố của các nước đang phát triển. Bên cạnh những bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn ở rất nhiều nước đang phát triển, sự bát bình đẳng ngay trong nội bộ một đô thị cũng đang ngày càng trở thành mối quan tâm chủ yếu. Điều này cũng đúng cho Việt Nam.

Việc áp dụng từ từ chính sách đổi mới từ sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 là để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của đất nước, tự do hoá nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nhờ đó mà nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Cùng với sự mở cửa kinh tế vĩ mô, quyền sở hữu tư nhân cũng tăng cường đáng kể. Từ một mức phát triển kinh tế rất khiêm tốn - hồi giữa những năm 1980, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới - nhiều hộ gia đình đã được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhờ đó, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng. Một quá trình phân cực xã hội giữa những người hưởng lợi và những ngưòi bị gạt ra bên lề trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đã diễn ra, một mặt đó là cuộc đấu tranh chống nghèo đói và mặt khác đó là sự phát triển của tầng lớp giàu có và trung lưu diễn ra song song.

Những người hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi, còn gọi là tầng lớp mới giầu, nhanh chóng trở thành những người tham gia vào quy hoạch đô thị bằng cách tự quyết định những không gian sống của mình nhờ vào những nguồn lực kinh tế của họ. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước trở lại đây, họ đã khởi động một phong trào xây dựng tư nhân không chính thức ở những quận huyện ngoại thành Hà Nội. Tâm điểm của quá trình đô thị hoá không chính thức này diễn ra xung quanh hồ Tay ở quận Tây Hồ, cũng như dọc theo các tuyến đường huyết mạch từ ngoại thành vào trung tâm thành phố. Bên cạnh khả năng cơ động ngày càng tăng nhờ sự phổ biến của xe máy, những thay đổi cũng diến ra ở trung tâm, đặc biẹt là ở quận Hoàn Kiếm. Quá trình quốc tế hoá và phân chia khu vực ở Khu kinh doanh trung tâm đã đẩy cư dân ở đây ra những khu vực ngoại thành. Diện tích thành phố mở rộng nhanh chóng nhưng điều này dẫn đến sự phát triển phi quy hoạch và thiếu kiểm soát ở ngoại thành. Trong khi mới chỉ có 2.700 giấy phép xây dựng được cấp cho các công trình từ năm 1992 đến năm 1994, đã có 13.000công trình nhà ở được xây dựng trái phép trong cùng thời gian đó. Sự phát triển không chính thức này đã gây ra sự phân mảnh trong không gian đô thị với những công trình lộn xộn thiếu ăn nhập. Đây là lý do tại sao hiện nay lại có cảnh những toà nhà chung cư hiện đại nhiều tầng làm bằng đá và kính tồn tại bên cạnh những ngôi nhà tồi tàn bé xíu một phòng.

Với việc khởi động quy hoạch đồng bộ tiếp sau sự ban hành quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2020, giai đoạn xây dựng tư nhân tự phát đã kết thúc. Hình thức phát triển đô thị này được thay thế bởi giai đoạn lập lại trật tự xây dựng do Nhà nước kiểm soát. Hiện tượng xây nhà ở tự phát vẫn còn sót lại đôi chút. Nhưng bây giờ, cái gọi là những khu đô thị mới đã trở thành điểm thu hút mới của quá trình di dân nội thị. Khoảng 40 trên tổng số hơn 50 khu quy hoạch nhà ở đã được xây dựng cuối năm 2006. Từ năm 2001 trở đo, những cư dân đầu tiên đã bắt đầu chuyển đến các khu đô thị mới này. Thời kỳ đầu việc xây dựng những khu đô thị mới hoàn toàn do nhà nước kiểm soát.

Ở những khu đô thị mới này, hai ranh giới phân cách xã hội thể hiện rõ nét. Chỉ những người có nhiều tiền mới có thể mua nổi nhà ở đây. Đồng thời thể hiện rõ nét nhất thành tựu kinh tế của tầng lớp mới giàu. Sự phân hoá mang tính biểu tượng thông qua cách gọi tên tích cực hay tiêu cực những địa điểm trong thành phố cũng như quá trình đô thị hoá tự phát diễn ra ngày càng mạnh. Những khu đô thị mới dường như chỉ là nơi cư ngụ của những người giàu có mà còn kéo theo sự tích tụ của cải ở các khu đô thị mới.

Nhưng sau khi sự phân hoá theo chiều ngang giữa các giai tầng xã hội kết thúc, những tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới đang ngày càng động đảo ở các đô thị Việt Nam đã bắt đầu phân hoá theo chiều dọc như đã  và đang diễn ra ở các thành phố khác ở Đông và Đông Nam Á.

Trong tầng lớp thượng lưu và trung lưu, những nhóm mới, gọi là những phong cách sống mới, đang định hình.Khái niệm lối sống - phong cách sống được Bourdieu đưa ra nhằm mục đích nhận dạng những nhóm người mói này trong xã hội. Nhưng nó không chỉ ba hàm ý nghĩa xã hội - nhân khẩu học, chẳng hạn như thu nhập hay trình độ học vấn, để miêu tả một cấu trúc xã hội. Hơn nữa, lối sống còn bao gồm những đặc trưng tâm lý như hành vi, hệ thống biểu tượng... được hình thành nên bởi cả bản sắc cá nhân và biểu hiện xã hội của cái tôi. Bối cảnh không gian của biểu tượng xã hội, thẩm mỹ và lối sống như là một phương cách xác định vị trí trong xã hội thể hiện rất rõ và có đặc trưng là sự phân chia tượng trưng về không gian. Tuy nhiên, những lối sống cụ thể này cũng hết sức khác nhau trong nội bộ những khu đô thị mới.

Sự phân hoá mang tính biểu tượng ở thành phố không chỉ bao gồm sự phân biệt về không gian của những người hưởng lợi từ công cuộc hiện đại hoá Việt Nam, có nghĩa rằng một cái chung không phải là giới hạn của việc tổ chức xã hội đô thị ở Hà Nội. Hơn nữa, hành vi và những sở thích cá nhân của các cư dân khu đô thị mới được dùng để phân biệt chính họ với nhau. Sự cạnh tranh xã hội - không gian để tìm được một vị trí xã hội của mỗi cá nhân không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà nó diễn ra đồng thời ở khía cạnh biểu tượng tạo nên một lối sống nhất định, chẳng hạn như xe máy, đồ nội thất sang trọng, tiện nghi và trang trí các toà nhà chung cư. Biểu hiện dễ thấy nhất của một phong cách sống ở xã hội đô thị là kiến trúc nhà ở và tình trạng cư trú.

Vì nậy, tính biểu tượng của kiến trúc nhà ở cho thấy sự ohuj thuộc vào địa vị xã hội trong hệ thống các tầng lớp xã hội cũng như vị trí tương đối của họ so với các thành viên khác trong cùng tầng lớp mà thuộc một nhóm người có lối sống khác. Lối sống bao hàm những cách hành xử cá nhân, hệ giá trị và sở thích.Lối sống được xác định ở những khu đô thị mới chủ yếu chạy theo lối sống phương Tây.

Xu hướng xã hội, cũng giống như các tiến trình đổi mới khác, được hình thành nên bởi cái gọi là những người hướng dẫn dư luận mà thường những người này thuộc về tầng lớp trên của Hà Nội. Sở dĩ như vậy là do họ mới có đủ những nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện lối sống của mình một cách thoải mái. Do vị trí xã hội và một phần địa vị chính trị của mình, họ còn có được sự tự do để theo đuổi lối sống của mình. Vì thế, có thể nhận ra dễ dàng những người này ở các khu đô thị mới vì chỉ có họ mới đủ tiền để mua nhà ở đó. Với thu nhập cá nhân ngày càng tăng, lối sống của những người định hướng dư luận sẽ dẫn đến việc hình thành lối sống của những kẻ mới giàu. Vì thế mà sự đồng điệu tương đối trong cảnh quan xã hội ở các khu đô thị mới có thể được hiểu là tâm điểm của những loại hình sở thích mới.

Nghiên cứu về lối sống ở các khu đô thị mới ở Hà Nội cho ta thấy những quá trình có tầm quan trọng rất lớn khi ta quyết định có chuyển đến ở những nơi này hay không. Điển hình của hiện tượng này là sự trùng hợp thú vị giữa phân hoá và thống nhất khiến ta có khả năng chọn một không gian nhất định.

Thị trường bất động sản trong khi đó đã được các công ty tư nhân nước ngoài khám phá. Những khu đô thị mới đầu tiên ở Hà Nội do tư nhân làm chủ đầu tư đã bắt đầu được xây dựng, như dự án của Bitexco xây dựng ở Hà Nội, The Manor ở Mễ Trì, gần sân vận động quốc gia mới hoàn tnanhf hay khu quốc tế Ciputra do một liên doanh Việt Nam - Indonessia đầu tư. Sự đồng điệu kiến trúc ở những khu dân cư này còn dễ thấy hơn cả ở những khu do nhà nước làm chủ đầu tư. Điều này phù hợp với những nhu cầu cụ thể của từng nhóm lối sống nhất định.

Tuy nhiên, ở cả hai loại khu đô thị mới, có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng quốc tế hoá không gian cư trú để thoả mãn nhu cầu của các lối sống mới ở Hà Nội. Tóm lại, sự phát triển các không gian đặc biệt ở đô thị có lẽ chỉ để phục vụ những tầng lớp trên cao. Ranh giới phân chia các thành phần xã hội và không gian ở đô thị đang trở nên ngày càng lớn và khó vượt qua. Ở Hà Nội cũng như ở các thành phố của các nước đang phát triển, những cao ốc đảo giàu sang này là bằng chứng của sự hình thành một giới đặc quyền có những điểm tương đồng với thị hiếu toàn cầu không thể phủ nhận. Do đó, những thành phố đang phát triển đang dần đánh mất bản sắc của mình.

Theo Class Dornte - Đại học Georg, CHLB Đức

Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số 3/2007
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)