Kỹ sư định giá xây dựng

Thứ tư, 02/05/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1585/TTg ngày 09/10/2006. Một trong những nội dung đổi mới của đề án là thiết lập cơ chế hoạt động của kỹ sư định giá; theo đó việc đào tạo các Kỹ sư định giá xây dựng là nhiệm vụ quan trọng. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề liên quan tới nghề nghiệp quản lý chi phí xây dựng trên thêm giới và sự cần thiết phát triển nghề nghiệp Kỹ sư đinh giá xây dựng ở nước ta.

Quản lý chi phí xây dựng là một khoa học và có lịch sử phát triển. Tại nước Anh trong suốt thế kỷ thứ 16 cho tới thế kỷ 18, việc chia tách giữa công việc thiết kế và thi công đã kéo theo nhu cầu đo đạc, ước tính giá khi khối lượng hoàn thành giúp thợ xây dựng xác định thù lao mà họ đáng được nhận và ngày nay người ta gọi những người đo đạc, ước tính giá này là QS Quantity Serveyor-Tạm địch Người định giá xây dựng.

Như vậy vào thời kỳ đó chỉ khi công trình được thiết kế và xây dựng xong thì Người định giá xây dựng mới đo lường khối lượng công trình, ước tính giá xây dựng công trình và dưới danh nghĩa những người thợ xây dựng họ tiến hành thương lượng giá với những người uỷ thác xây dựng và các Kiến trúc sư. Vào đầu thế kỷ 19, chế độ đấu thầu xây dựng được triển khai buộc các Người định giá xây dựng phải tiến hành đo bóc khối lượng và ước tính giá xây dựng công trình trong giai đoạn sau thiết kế đến trước khi công trình được khởi công. Người định giá xây dựng phải căn cứ trên bản vẽ thiết kế để tính khối lượng công trình, giúp người mời thầu xác định giá mời thầu, giúp Nhà thầu xác định giá dự thầu và từ đó quản lý chi phí xây dựng trở thành một nghề độc lập.

Ngày nay, quản lý chi phí xây đựng đã trở thành một lĩnh vực chuyên môn sâu, rất phát triển và phổ biến trong quản lý dự án ở các nước. Thực hiện việc quản lý chi phí dự án như là một nghề là Cost Enginering CE - tạm dịch Kỹ sư quản chi phí hay còn gọi là Kỹ sư định giá hoặc Quantity Serveyor QS tạm dịch Người đinh giá xây dựng.

Mặc dầu tên gọi có khác nhau nhưng CE hay QS là tương tự và phần lớn giống nhau về chức năng. Các chức năng chủ yếu của CE và QS về quản lý chi phí bao gồm:

- Đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Phân tích đầu tư và khả năng phát triển để hướng dẫn cho nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và nhà xây dựng;

- Ước tính vốn đầu tư, giá công trình và các chi phí kèm theo;

- Đánh giá và phân tích rủi ro, khuynh hướng các cơ hội và thay đổi chi phí;

- Phân tích các quyết định, phân tích tài chính dự án;

- Quản lý chi phí dự án, đánh giá thanh lý tài sản dự án;

- Lập dự án và phân tích dự án; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án;

- Quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng giúp chủ đầu tư.

Như vậy có thể nói các dạng công việc của CE và QS là rất rộng, tuy nhiên không phải các chuyên gia hoạt động trong nghề này đều làm tất cả các công việc trên, nhiều chuyên gia chỉ làm một trong các công việc trên. Tổ chức nghề nghiệp của CE là International Cost Engineering Council tạm dịch là Hiệp hội Kỹ sư quản chi phí quốc tế và đối với các QS khu vực Thái Bình Dương là PAQS Pacific Association of Quantity Surveyorss. Nghề QS rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt làểơ các nước thuộc khối Thịnh vượng chung, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singgapore và bắt đầu phổ biến ở Việt Nam thông qua các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. Malaysia trong phiên họp lần thứ 36 về đàm phán hợp tác dịch vụ ASEAN về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong các dịch vụ nghề nghiệp MRA đã trình bày về hệ thống QS để các nước tham khảo và có thể xây dựng MRA chung cho hệ thống này. Tại Việt Nam việc chưa có được các tổ chức tư vấn cũng như các chuyên gia quản lý chi phí xây dựng chuyên nghiệp cũng là một lý do dẫn tới tình trạng các dự án hầu như luôn trong tình trạng phát sinh chi phí, kiểm soát vốn đầu tư kém, thất thoát, lãng phí và hệ quả cuối cùng là hiệu quả đầu tư xây dựng công trình không cao. Lý giải cho vấn đề này là đô thị trường xây dựng Việt Nam chưa phát triển, các công tác quản lý và khống chế chi phí đều do Nhà nước thực hiện.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong đó xác định việc thực hiện và đào tạo Kỹ sư định giá xây dựng là một giải pháp tất để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nâng cao tính chuyên nghiệp của việc kiểm soát chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng cũng như tiếp cận với các quy định nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải làm rõ một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần xác định rõ loại công việc mà Kỹ sư định giá có thể đảm nhận trong quá trình đầu tư xây dựng công trình hay nói một cách khác cần xác định phạm vi hoạt động của Kỹ sư định giá xây dựng với tư cách hành nghề độc lập. Để làm được điều này phải sớm thị trường hoá trong tác quản lý chi phí. Nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn xã hội mà không can thiệp trực tiếp Những công việc này cần có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế vì nhanh hay chậm vấn đề này cũng được hoà nhập thông lệ quốc tế.

- Thứ hai, cần xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư định giá xây đựng trên cơ sở đã xác định phạm vi hoạt động của Kỹ sư định giá xây dựng. Việc này cần thực hiện theo hướng lâu dài là đào tạo Kỹ sư định giá như là một nghề nghiệp và đào tạo trên cơ sở các kỹ sư kinh tế, kỹ thuật xây dựng đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xây dựng.

- Thứ ba, cần quy định rõ các quy định về việc kiểm tra, cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng cũng như quản lý nhà nước về vấn đề này để bảo đảm có những chế tài hiệu quả đối với các Kỹ sư định giá cũng như các chủ đầu tư sử đụng địch vụ của các Kỹ sư định giá xây dựng.

- Thứ tư, là xây dựng các khung chi phí tạo điều kiện cho việc xác định chi phí hợp đồng sử dụng các địch vụ mà Kỹ sư định giá cung cấp.

- Thứ năm, là xác định phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí mà trong đó nòng cất là Kỹ sư định giá xây đựng.

Chúng tôi xin giới thiệu các dịch vụ quản lý chi phí chính mà Công ty Davis Langdon & Seah cung cấp liên quan mật thiết tới ngành công nghiệp xây dựng và thị trường bất động sản:

- Giám sát tiên lượng

- Quản lý dự án

- Giám sát tiên lượng kỹ thuật cơ khí và điện

- Các dịch vụ của Nhà đại diện Chủ đầu tư cho các dự án thiết kế - xây dựng

- Quản lý giá trị

- Đánh giá đầu tư

- Đánh giá về khả năng xây dựng

- Các địch vụ trợ giúp pháp luật

- Lập các bản báo cáo chi tiết, chính xác

- Kiểm toán hợp đồng và chi phí dự án

- Trợ giúp thuế chiết khấu vốn đầu tư

- Đánh giá bảo hiểm cháy nổ hoặc thẩm đinh chi phí phục hồi

-  Tư vấn về lập bản báo cáo tóm tắt tình hình phát triển dự án

-  Đào tạo và quản lý chất lượng

Việc các chủ đầu tư có thể thuê các Kỹ sư định giá xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm soát chi phí thông qua hợp đồng sẽ là một bước tiến lớn về hiệu qủa quản lý chi phí cũng như thực hiện xã hội hoá công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây đựng công trình. Đây một vấn đề mới, do vậy những giới thiệu, ý kiến trên của chúng tôi chỉ mang tính chất trao đổi và mong muốn được xây dựng hình ảnh Kỹ sư định giá xây dựng chuyên nghiệp nói riêng và nghề tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói chung xứng với vị trí và vai trò của họ.

CN. Ngô Xuân Hiển - Viện Kinh tế Xây dựng
Nguồn tin: T/C Kinh tế Xây dựng, số 1/2007

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)