Giải quyết nhà tồn đọng: Không được gây khó dễ cho dân

Thứ năm, 08/12/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Việc giải quyết chính sách đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiệncác chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCNtrước ngày 1/7/1991 là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp.
Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hai Nghị quyết số 23 - ngày 26/11/2003 và số 755 - ngày 2/4/2005 về vấn đề này. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 127/2005 NĐ-CP giao cho UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục pháp lý xác lập sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất này.
Với trọng trách là cơ quan hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 127/2005/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đang tích cực hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định này với quan điểm giảm tối đa những quy định thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho người dân trong việc thực hiện quyền lợi chính đáng của họ, đồng thời tôn trọng hiện trạng sử dụng hiện nay, nghĩa là ai đang ở cứ ở, không vì việc này mà gây xáo trộn loại nhà đất này thêm lần nữa.
Trừ những nhà thuộc diện sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng hoặc nằm trong diện giải phóng mặt bằng, nếu chủ nhà có đủ hồ sơ và đơn đề xuất mà vì nhiều lý do không giao lại được nhà thì phải tiến hành bồi thường, thanh toán theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, theo Điều 9 NĐ 127 lại yêu cầu người được tạo điều kiện hỗ trợ nhà ở phải đang thường trú tại tỉnh, thành phố có nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nói rõ quan điểm: Trên thực tế, số lượng người dân trong diện này đã chuyển sang thường trú tại địa phương khác không phải là ít. Nhưng không thể vì việc không có hộ khẩu thường trú tại địa phương mà không giải quyết quyền lợi chính đáng cho họ. Vì thế cơ quan thụ lý hồ sơ phải là cơ quan quản lý nhà cấp quận, huyện nơi có ngôi nhà thuộc diện trên, còn người chủ sở hữu có thể đã chuyển đi nơi khác.
Xung quanh vấn đề này, có ý kiến cho rằng: Khi người dân đã di chuyển chỗ ở, không ít người trong số họ thuộc diện đã được hỗ trợ nhà ở theo chính sách về người thu nhập thấp, nay nếu Thông tư xây dựng không chặt chẽ, sẽ tạo kẽ hở để họ xin hỗ trợ lần 2. Không đồng tình với ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân chỉ đạo phải nghiên cứu và quy định cho rõ vấn đề này, không thể vì sợ người ta lợi dụng quy định mà gây khó dễ cho dân.
Để giảm thiểu những thủ tục phiền hà cho dân, nhiều khả năng Bộ Xây dựng sẽ có đề xuất kiến nghị với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127. Đây là điều kiện cần thiết để tiến tới thực thi mục tiêu xoá bỏ nhà tồn đọng, xác lập sở hữu toàn dân đối với loại nhà đất thuộc diện nhạy cảm và cũng tồn đọng quá lâu này.

- Đối với trường hợp Nhà nước trưng mua nhưng chưa thanh toán tiền thì việc xác định số tiền thanh toán phải lấy theo giá xây dựng mới của nhà ở cấp 2, nếu là biệt thự thì lấy giá biệt thự hạng 2 do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm thanh toán nhân với diện tích nhà mà nhà nước đã trưng mua trước đây.
- Trường hợp đã trưng mua nhưng đã thanh toán một phần tiền thì số tiền phải thanh toán cũng tính theo công thức trên và trừ đi phần trăm số tiền mà nhà nước đã trả trước đây để thanh toán cho chủ sở hữu số tiền còn lại.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 127/2005/NĐ-CP

Nguồn tin: Báo Xây dựng, số 97, ngày 6/12/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)