Cách sử dụng xi măng cũ - mới, nóng - nguội

Thứ tư, 22/03/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ở nước ta, cường độ của xi măng chịu nén, chịu uốn giảm 15-20% sau 3 tháng và giảm 30-40% sau 12 tháng, dù xi măng được bảo quản trong kho chuyên dùng.
Cường độ và độ rắn cứng của xi măng phụ thuộc vào các yếu tố: Thành phần khoáng của clinke, độ mịn của xi măng, nhiệt độ - độ ẩm môi trường và số ngày bảo quản xi măng nhanh hay chậm. Để lâu trong kho, xi măng hút ẩm vón cục dẫn đến độ mịn của xi măng giảm và cường độ giảm theo. Do đó xi măng mới xuất xưởng tốt hơn xi măng cũ.
Trong các công trình lớn, kiên cố, cần đặt hàng cụ thể với nơi cung cấp xi măng. Với các công trình nhà đúc dân dụng, nên mua xi măng theo chuyến xe để dùng liền. Tốt nhất là nên nhờ các cơ quan chuyên môn Chi cục TCĐLCL kiểm tra chất lượng và thử lại cường độ chứ không hoàn toàn tin vào mác ghi ở bao bì.
Xi măng trên thị trường nước ta hiện nay hầu hết là xi măng Portland. Trên các vỏ bao có ghi PC 30.40.50 thì PC là ký hiệu của Portland, còn các số 30. 40. 50 là giới hạn bền nén sau 28 ngày, tính bằng N/mm2 theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016-1995.
Cường độ chịu lực của xi măng tăng dần theo thời gian. Sau 3 ngày đúc cấu kiện hay đổ tấm sàn, cường độ chịu lực của xi măng đạt 30-40%, sau 7 ngày có thể đạt 60-70% nhưng sau đó chậm dần, đến 28 ngày thì mới đạt được mác tiêu chuẩn. Độ rắn chắc của bê tông đá + xi măng còn chịu ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ môi trường nơi đúc cấu kiện và nhờ sự thủy hoá. Vì vậy, để tăng độ rắn chắc của xi măng cần phải tẩm thêm nước bằng cách đậy bê tông bằng bao tải ướt...
Đối với xi măng nóng hãy chờ cho xi măng nguội hẳn mới dùng. Nếu trộn xi măng nóng sẽ có hại như giảm cường độ đông cứng, rắn chắc và chiụ lực của bê tông, gây rạn nứt chân chim cho công trình.
Vậy cách sử dụng xi măng tốt nhất là dùng xi măng nguội, mới và trong hạn sử dụng.

Nguồn tin: T/C Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng VN, số 5/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)