Công nghệ sản xuất giấy bao bì xi măng ở Việt Nam

Thứ hai, 27/03/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhà máy giấy tại Đáp Cầu Bắc Ninh, lấy tên là Nhà máy Giấy Đông Dương. Tháng 8/1945, cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự do của nhân dân ta giành thắng lợi, các công trình lớn được bàn giao cho cách mạng tiếp quản. Nhà máy Giấy Đông Dương là nhà máy giấy đầu tiên của Việt Nam do chính quyền Cách mạng quản lý. Năm 1946, khi toàn quốc kháng chiến, Nhà máy được lệnh sơ tán lên chiến khu Việt Bắc Định Hóa - Thái Nguyên.
Trong vòng 1 năm, Nhà máy đã được xây dựng và lắp đặt xong, đi vào sản xuất phục vụ kháng chiến. Ngay trong ngày lễ khánh thành, Nhà máy được vinh dự mang tên lãnh tụ cách mạng Hoàng Văn Thụ. Thời kỳ này, Nhà máy chỉ chủ yếu sản xuất giấy viết, giấy in roneo và đặc biệt là được giao nhiệm vụ sản xuất giấy in tiền cho Chính phủ Việt Nam non trẻ.
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, năm 1950, Nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm. Một năm sau ngày hòa bình lập lại, Nhà máy tiếp tục di chuyển về phường Quan Triều - thành phố Thái Nguyên. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, CBCNV Nhà máy đã có rất nhiều cố gắng, trong mọi hoàn cảnh đều vươn lên, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Những đóng góp của Nhà máy đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận qua danh hiệu cao quí Anh hùng lực lượng vũ trang.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, khi chuyển từ chế độ hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chưa thích nghi được với cơ chế quản lý mới, Nhà máy đã rất lúng túng trong điều hành sản xuất kinh doanh, làm ăn kém hiệu quả, đời sống CBCNV gặp nhiều khó khăn. Không thể ngồi nhìn một nhà máy có lịch sử xây dựng và phát triển gần 100 năm phải đi đến phá sản, Ban lãnh đạo Nhà máy đã cùng bàn bạc đề ra những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn đang bó chân doanh nghiệp. Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Thái Nguyên, sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và sự trợ giúp tận tình của Tổng công ty Giấy Việt Nam, với truyền thống vượt khó và một đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, yêu nghề và ham học hỏi, Nhà máy một lần nữa vượt qua được giai đoạn khó khăn của thời kỳ đầu đổi mới, liên tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, từng bước đưa sản xuất phục hồi ổn định và có lãi.
Giai đoạn này, Nhà máy đổi tên thành Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ và tích cực đầu tư vào đổi mới công nghệ, làm tốt công tác thị trường để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng, đời sống CBCNV bắt đầu khấm khá, mọi người càng thêm tin tưởng và gắn bó với Công ty. Hiện nay, Công ty là doanh nghiệp duy nhất của ngành Giấy đăng ký sản xuất giấy xi măng, mỗi năm Công ty sản xuất và tiêu thụ 15.000 tấn giấy xi măng, được khách hàng đánh giá cao. Hiện Công ty đang tiếp tục cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường nghiên cứu đầu tư vốn để mở rộng sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm mới thay thế dần giấy bao gói mà thị trường đang phải nhập khẩu từ LB Nga, Hàn Quốc, Đài Loan.
Đánh giá những nỗ lực của toàn thể CBCNV Công ty, Bộ Công nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần hóa của Công ty, dự kiến đầu năm 2006 này, Công ty sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Phương châm hoạt động của Công ty là Đoàn kết - Đổi mới - ổn định - Phát triển, với mục tiêu Năng suất - Chất lượng - An toàn - Tiết kiệm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, Công ty sẽ tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, mạnh dạn đầu tư, nâng cấp thiết bị, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Một mùa xuân mới đã đến, toàn thể người lao động Công ty đang bắt đầu một mùa xuân mới đầy ý nghĩa, khi Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Trải qua gần một thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay, bước vào thời kỳ hội nhập, Công ty luôn mong muốn được liên danh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao năng lực của Công ty, xây dựng Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ thành trung tâm sản xuất giấy xi măng lớn ở Việt Nam, thương hiệu giấy Hoàng Văn Thụ trở thành thương hiệu mạnh với khách hàng trong nước và quốc tế.

Nguồn tin: T/C Công nghiệp kỳ I, tháng 1, 2/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)