KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHỐ LỚN – CỰC LỚN CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Thứ tư, 03/05/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
3/04/2006 Có thể nói, 3 thập kỷ cuối của thế kỷ 20 là thời hoàng kim của các nước Châu Á – Thái Bình Dương TBD. Thành tựu kinh tế nổi bật của phần lớn các nước trong khu vực đã làm cả thế giới ngạc nhiên. Với mức tăng trưởng bình quân hàng năm được duy trì liên tục ở mức trên dưới 10%, các nền kinh tế Châu Á – TBD đã khẳng định chỗ đứng vững chắc và uy tín của mình trên thế giới. Chính các thành phố lớn và cực lớn TPL-CL là nguyên nhân chủ yếu làm nên cuộc đổi thay kỳ diệu này.

Tòa nhà Taipei 101 tại Đài Bắc - là niềm tự hào của Châu Á

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TPL-CL CHÂU Á – TBD

Các TPL-CL Châu Á – TBD từng có thời là hệ quả của trái bom dân số, dịch cư nông thôn-thành thị, phát triển công nghiệp yếu kém cùng các tệ nạn đô thị như những TPL Megacity thuộc Châu Mỹ Latin và Châu Phi. Hơn 20 năm trước, các nhà đô thị học phương Tây đã nhìn nhận về những TPL-CL ở Châu Á: …là những đô thị thuộc địa ngủ say với bầu không khí nhiệt đới mỏi mệt.
Rồi sự chuyển biến thần kỳ đã xảy ra. Tiếp nối nước Nhật, đã xuất hiện các nước công nghiệp mới như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singarpore và Đài Loan với nền kinh tế tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ dịch vụ. sau đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế này bắt đầu từ các TPL-CL.
Mối tăng trưởng giữa sự tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đô thị hóa ĐTH ở các nước Châu Á là khá rõ ràng-những quốc gia phát triển cao có tỷ lệ ĐTH cao hơn so với các nước phát triển kém hơn. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phân loại các nước Châu Á năm 1995 thành 3 nhóm quốc gia có tiến trình ĐTH khác nhau như sau:
- Nhóm 1, đại diện là Nhật Bản và các Quốc gia con Rồng Châu Á có thu nhập bình quân trên 3.200 USD/người/năm và tỷ lệ ĐTH từ 70% đến 100%;
- Nhóm 2, bao gồm các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có thu nhập bình quân từ 500 USD đến 3.200 USD/người/năm và tỷ lệ từ 23% đến 43%;
- Nhóm 3, bao gồm các nước Nam Á có thu nhập bình quân dưới 500 USD/người/năm và tỷ lệ ĐTH dưới 23% không kể các TPL-CL thuộc Nam Á không là đối tượng nghiên cứu của bài viết này.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.3951.542' />
Sky train của TP Bangkok - Thái Lan
II. SỰ XUẤT HIỆN CÁC TPL-CL CHÂU Á-TBD

Một hiện tượng ĐTH quan trọng chưa từng được dự báo vào thập niên 80 là sự phát triển kỳ diệu của các TPL ở vùng ven TBD. Chỉ trong vòng 2 thập kỷ, các TPL như Bangkok, Kuala Lumpur, Quảng Châu, Jakarta, Singapore và khoảng 6 đến 7 TP khác trong vùng đã thay đổi… trở thành những TP thương mại năng động của thế giới.
- Hiện Châu Á có 9/17TPCL của thế giới là: Bắc Kinh, Bombay, Calcutta, Jakarta, Osaka, Seoul, Thượng Hải, Thiên Tân và Tokyo, trong đó có 6 TPCL thuộc Châu Á-TBD. Trong tương lai gần, Châu Á có thêm 4 TPCL là Bangkok, Dhaka, Karachi và Manila, trong đó có 2 thuộc Châu Á-TBD là Bangkok và Manila. Các quốc gia đang phát triển ở Châu Á có đặc điểm là tỷ lệ dân số sống ở các TPCL cao hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới. Nhiều TPL-CL Châu Á –TBD đã đạt chuẩn mực về chất lượng đô thị, về cuộc sống đô thị và phát triển bền vững… như của các nước phát triển. Các TPL-CL Châu Á đóng góp một tỷ lệ cao trong tổng thu nhập quốc dân; Là trung tâm KHKT, công nghệ, nghệ thuật và đời sống-nơi lưu giữ các tài sản văn hóa quốc gia; Nơi tạo cơ hội tốt về việc làm, sự thành đạt và cuộc sống đầy đủ. Ví dụ, năm 1990, TP Osaka và Tokyo chiếm 36% tổng thu nhập kinh tế quốc dân GDP của Nhật Bản; Bangkok chiếm 37% của Thái lan; Manila chiếm 24% của Philippines. Năng lực sản xuất bình quân của công nhân ở những TPL-CL cao hơn so với những vùng khác. Năm 1990, tỷ lệ GDP của Bangkok so với GDP của Thái Lan là 3,5 lần; 2,5 lần đối với Calcutta; 1,9 lần đối với Manila và 3,7 lần đối với Thượng Hải. Các TPL-CL Châu Á hiện đang giữ kỷ lục thế giới về các công trình cao nhất như: Kuala Lumper với 2 công trình nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của Châu Á: Tòa tháp đôi Petronas cao 462m cao nhất thế giới 1997-2003 và Siêu hành lang đa phương tiện-một tuyến kỹ thuật cao hiện đại nhất. Công trình cao nhất thế giới vừa được khánh thành tại Đài Bắc, Đài Loan ngày 4/11/2003 có chiền cao 508m với 101 tầng.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, các TPL-CL Châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức lớn phải khắc phục như: Thiếu nước sinh hoạt; Môi trường ô nhiễm; ùn tắc giao thông trầm trọng; khu ổ chuột; tội ác và xung đột xã hội…. Hiện tại, tỷ lệ ĐTH của Châu Á là thấp nhất so với các châu lục. Nhưng theo dự báo, trong vài thập kỷ tới, mức độ ĐTH sẽ phát triển rất nhanh, số thị dân sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 1,1 tỷ đến 2,5 tỷ người năm 2025, chiếm một nửa cư dân đô thị toàn thế giới.

III. KINH NGHIỆM QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TPL-CL CHÂU Á-TBD

1. Về quy hoạch đô thị:
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển, các TPL-CL Châu Á-TBD áp dụng mô hình có đặc điểm riêng. Đó là: xu hướng tái chỉnh trang khu vực trung tâm với chức năng mới theo hướng dịch vụ, giao dịch thương mại và làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phức hợp sản xuất-dịch vụ, bắt đầu ở Singapore và sau đó ở những TPCL khác. Tác động của công nghệ tin học và tiết kiệm năng lượng trong đô thị đang rất được chú trọng trong phát triển các TPL-CL ở Châu Á. Những đặc điểm riêng thể hiện cụ thể như:
- Sử dụng đất ở cùng TP mở rộng với những cao ốc thương mại được xây dựng hoàn chỉnh, mật độ xây dựng cao dọc trục giao thông chính từ khu trung tâm, liên kết hài hòa trong sự cùng tồn tại với những khu nhà dân mở rộng mật độ thấp.
- Các trung tâm khu vực mật độ cao hình thành ở những vị trí trọng yếu, như tại những giao lộ lớn trở thành những trung tâm thương mại độc lập của khu vực.
- Đất nông nghiệp gần các TPL-CL được chuyển đổi thành vườn cây và nghề làm vườn phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng tăng của đô thị.
- Hệ thống giao thông hành khách khối lượng lớn, tốc độ nhanh giúp tái cấu trúc vùng ngoại ô của đô thị mở rộng.
- Trong khu vực nội địa đã ĐTH, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những khu ở cho người thu nhập thấp kết hợp với hoạt động thương mại, khu dân cư cao cấp và cao ốc văn phòng. Tuy nhiên, khi giá đất nội thành tăng cao thì những khu dân cư cho người thu nhập thấp sẽ từng bước bị chuyển ra vùng ngoại vi để lấy đất giành cho mục đích thương mại, dịch vu.

2. Về quản lý đô thị:
Kinh nghiệm quản lý đô thị của các TPL-CL Châu Á-TBD thể hiện qua những vấn đề sau đây:
- Chuyển vai trò của chính quyền đô thị từ cung cấp dịch vụ sang quản lý các dịch vụ do các tổ chức khác thực hiện.
- Chuyển sang hướng phi tập trung và tăng cường năng lực chính quyền địa phương.
- Cung cấp các dịch vụ cấp nước, giao thông công cộng trên cơ sở phi lợi nhuận, bằng giải pháp kết hợp tài chính công và tư trên bất cứ lĩnh vực nào có thể.
- Tạo điều kiện phát triển các nguồn vốn tư nhân thông qua giải pháp quản lý tài chính tốt hơn, phát triển luật thị trường và nâng cao khả năng thu hồi vốn đầu tư.
- Quản lý phát triển thông qua việc cung cấp hạ tầng trong từng giai đoạn theo một chiến lược dài hạn hoàn chỉnh.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HIỆN NAY CỦA CÁC TPL-CL CHÂU Á-TBD

Các TPL-CL là động lực tăng trưởng kinh tế, có ảnh hưởng mang tính chỉ đạo đối với những TP vệ tinh hoặc các TP thu nhỏ khác trong vùng ảnh hưởng. Chúng thực hiện những chức năng trọng yếu của Quốc gia, vừa là động cơ giúp tăng trưởng kinh tế vừa là trung tâm kinh tế tài chính của quốc gia. Về lâu dài, sự cạnh tranh thúc đẩy tiến trình phát triển của các TPL-CL chắc chắn tạo ra nhiều thuận lợi và khả năng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu.
Trong xu thế phát triển các TPL-CL trên thế giới, đặc biệt ở Châu Á hiện nay, các TP nhỏ có xu hướng bị hút vào vùng ảnh hưởng hoặc trở thành một bộ phận của các TPCL hay các Ngân hàng Đô thị Megalopolis. Hiện các TPL-CL Châu Á-TBD đang quan tâm đến những vấn đề sau:
- Sự miễn cưỡng khi phải sát nhập của các TP nhỏ để hình thành một TPCL hoặc các Ngân hàng Đô thị.
- Quan điểm cục bộ về lãnh thổ đô thị của chính quyền địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển và công tác quản lý vĩ mô trên phạm vi vùng bên ngoài ranh giới hành chính đô thị.
Trong công tác quản lý đô thi, các TPL-CL Châu Á-TBD cần sử dụng những thành tựu công nghệ mới để làm công cụ quản lý. Những nhu cầu cần được triển khai trong công tác quản lý đô thị như: Quản lý đô thị bằng công nghệ kỹ thuật số, Phát triển ứng dụng Chính phủ điện tử; Cân bằng tác động giữa công nghệ cao và tính mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, những công chức quản trị TP cần xem xét 5 giá trị như là kim chỉ nam để đảm bảo sự thành công: Tôn trọng cá nhân; Hỗ trợ tích cực các công dân của TP; Tính liêm khiết của các cá nhân có khả năng trở thành lãnh đạo TP ngoài những đức tính truyền thống như sự thông minh, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng giao tiếp tốt, có sức mạnh về thể chất và tâm lý…; Vai trò của đổi mới và khả năng thành công của đổi mới và nỗ lực chung của công dân TP.

V. KẾT LUẬN

- ĐTH là giải pháp duy nhất đúng. Đó cũng là kết luận của Liên Hiệp Quốc và cũng là quyết tâm của Việt Nam nhằm đạt được chỉ tiêu 45% đô thị hóa đến năm 2020.
- Mặc dù đã có và vẫn còn nhiều ý kiến phê phán, nhưng TPL-CL vẫn phát triển. Ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, nhiều chuyên gia đã nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của TPL-CL đồi với hành tinh như lời phát biểu của ngài Suzuki, Thị trưởng TP Tokyo, Nhật Bản vào năm 1992: Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của đô thị hóa thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các thành phố cực lớn
- Kinh nghiệm phát triển đô thị của các TPL-CL trên thế giới là hết sức quý giá cho các nước đang CNH, HĐH như Việt Nam.

Nguồn tin : www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)