Quy hoạch các công trình ngầm trong đô thị tại Trung Quốc

Thứ tư, 03/05/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trung Quốc là một nước đông dân, diện tích đất canhtác bình quân đầu người chưa đầy1,5 mẫu; đất đai rất thiếu. Tuy Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều nhà ở, xây dựng rất nhiều công trình cải thiện môi trường đô thị nhưng thành phố vẫn chật chội đông đúc. Khi xây dựng công trình cơ bản đô thị, ta có thể tăng cường xây dựng các công trình ngầm CTN. Làm như vậy, không những cải thiện được tình trạng giao thông chật chội mà còn có thể mở rộng một cách hữu hiệu không gian đô thị. Phần dưới đây sẽ giới thiệu đôi nét về sự cần thiết phải tăng cường xây dựng CTN.
- CTN có lợi cho việc mở rộng không gian đô thị
Hiện nay, hầu như mọi nhà quy hoạch đô thị đều cho rằng tiêu chí của một đô thị hiện đại hoá là những toà nhà cao chọc trời và những cửa kính sáng ngời. Và thế là, từng công trình cao tầng đội đất mọc lên, một số văn phòng còn đang "đua tài cao thấp". Thậm chí người ta còn cho thuê tầng một làm cửa hàng, khiến cho mọi người lẫn lộn cửa hàng với nhà ở. Phát triển CTN, có thể chuyển một số công trình công cộng xuống ngầm dưới lòng đất đường tàu điện ngầm, cửa hàng ngầm, kho ngầm v.v..., làm dịu bớt cục diện thiếu đất xây dựng đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nới rộng khoảng cách giữa các công trình, giảm bớt ảnh hưởng lẫn nhau.
- CTN có lợi cho việc tăng thêm đất phủ xanh, làm đẹp môi trường.
Hiện nay, đất xây dựng đô thị ngày càng hiếm, lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu, rất khó dành ra một vùng đất rộng để xây dựng quảng trường phủ xanh, công viên v.v...Nếu chuyển một số công trình công cộng xuống ngầm dưới lòng đất, giảm bớt chiều rộng của đường quốc lộ trên mặt đất, mở rộng dải phủ xanh hai bên đường. Đồng thời xây dựng "rãnh ngầm chung" trong tiểu khu nhà ở, đưa các đường dây cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước, đường ống cung cấp khí đốt xuống ngầm dưới lòng đất, chuyển các công trình như bãi đỗ xe, chợ, nhà hát, rạp chiếu bóng ví dụ hội trường Cô tô Giang tô rộng 2000 m2 với 1551 chỗ ngồi, phố mua bán ví dụ, phố mua bán ngầm trong lòng đất đường Đấu tranh Cáp Nhĩ Tân, diện tích xây dựng 12.000 m2, v.v... v.v... xuống ngầm dưới lòng đất. Trên mặt đất, xây dựng công viên phủ xanh, bồn hoa, hòn giả sơn, đài phun nước, xây dựng tiểu khu nhà ở thành tiểu khu kiểu vườn hoa. Quy hoạch thiết kế như vậy ắt sẽ được đông đảo các cư dân hoan nghênh.
- CTN có thể bảo vệ được đặc tính của thành phố.
Tiến trình đô thị hoá không ngừng trở nên sâu sắc, theo đó các di tích kiến trúc cổ của một số thành phố lịch sử cũng đang bị phá hoại, làm mất đi nét văn hoá lịch sử cổ kính trước đây, nhà cao tầng mọc chen lẫn với di tích kiến trúc cổ rất hỗn loạn không ra hiện đại cũng chẳng cổ kính. ở các thành phố lịch sử như Tây An v.v..., khi xây dựng công trình mới, phải giữ gìn phong cách kiến trúc cổ thông qua việc đưa phần lớn các công trình xuống ngầm dưới lòng đất. Tháng 4 - 2000, Tây An đã bắt đầu xây dựng đường xe điện ngầm, du khách có thể đi xe điện ngầm đến các điểm phong cảnh. Cũng như vậy, Tây An cần phải xây dựng nhiều khách sạn ngầm trong lòng đất cho du khách. Ví dụ, khách sạn Bắc Tư của Cáp Nhĩ Tân có diện tích sử dụng 8.300 m2, 64 phòng với 300 giường, còn có 1 sân vận động 730 chỗ ngồi và một phòng ăn cho 300 thực khách.
- CTN làm dịu bớt hiện trạng chật chội của giao thông đô thị, thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển nhanh chóng.
Theo sau ngành giao thông vận tải phát triển, hệ thống đường sá thường không đáp ứng nổi nhu cầu đô thị. Vì vậy, có thể xây dựng hệ thống giao thông lập thể các loại công cụ giao thông khác nhau chạy ở những không gian khác nhau, có giao thông trên mặt đất, có giao thông ở tầng nông, có giao thông ở tầng sâu trong đó giao thông trên mặt đất là chủ yếu, các tầng giao thông bổ sung lẫn cho nhau. Phát triển các công trình giao thông ngầm trong lòng đất đường tàu điện ngầm, đường ngầm dành cho người đi bộ, bãi đỗ xe có thể mang lại cho đô thị hiệu quả xã hội to lớn. Mấy năm trước đây, do thiếu công trình giao thông nên tổn thất kinh tế Thượng Hải đã tương đương với khoảng 10% tổng giá trị sản lượng quốc dân. Nặng nề hơn, tổn thất gián tiếp mang lại cho nền kinh tế xã hội Thượng Hải nói chung vào khoảng 45% tổn thất trực tiếp. Sau đó, Thượng Hải xây dựng tuyến đường vành đai và đường tàu điện ngầm tiếp thêm sức sống cho kinh tế thành phố phát triển, xây dựng giao thông đường ray có sức ảnh hưởng rất lớn, có thể thúc đẩy các ngành liên quan phát triển như ngành sản xuất sắt thép, xi măng, xe cộ, thông tin, máy móc, vật liệu xây dựng, nhà đất chẳng hạn.
Do giao thông công cộng ngầm đô thị ngày càng phát triển nên xuất hiện những yêu cầu mới về bố cục các điểm đổi xe. Xây dựng đô thị cần xây các nhà ga bến xe liên hợp kiểu tổng hợp hay kiểu tháp. Có thể xây bến xe ngầm đổi được mấy loại công cụ giao thông, phân tầng bố trí các công trình như cửa hàng, nhà kho, bãi đỗ xe v.v... Ví dụ, năm 1951, Xtôc khôm thủ đô Thuỵ Điển xây dựng đường phố thương nghiệp hiện đại hoá, tầng ba ngầm trong lòng đất của trung tâm thương nghiệp lợi dụng ưu thế đường tàu điện ngầm trực tiếp thông ra vùng ngoại ô, tầng hai ngầm trong lòng đất được xây thành bãi đỗ xe, tầng một được dùng để chứa hàng, bốc xếp. Kinh nghiệm cho thấy rằng chỉ khi bãi đỗ xe công cộng khu nội thành chứa 15% - 20% số xe của toàn thành phố thì vấn đề đỗ xe mới bớt căng thẳng. Tỷ lệ này ở Quảng Châu hiện nay là 4%, ở Bắc Kinh là 2%. Vì vậy, Trung Quốc còn có không gian rộng lớn để phát triển xây dựng các công trình giao thông ngầm trong lòng đất.
Khi xây dựng đô thị ở miền Tây, ta phải triệt để quan tâm tới công trình giao thông ngầm trong lòng đất, một số đô thị khu vực Tây - Bắc được phát triển dựa vào các ốc đảo, đất đai đã quá tải do dân số đổ dồn tới ngày càng nhiều theo sau những phát triển về kinh tế. Đất phủ xanh vốn đã rất có hạn nay lại bị dùng để xây dựng những toà nhà cao tầng. Thông qua xây dựng công trình giao thông ngầm trong lòng đất, Trung Quốc có dành ra những mảnh đất lớn để xây dựng công trình phủ xanh, xây dựng quảng trường, làm đẹp môi trường đô thị, tăng thêm sức thu hút của các đô thị miền Tây. Đồng thời, những công trình giao thông ngầm này có thể tránh được hiện tượng xây dựng trùng lặp và lãng phí tài nguyên. Khu vực Quảng Đông đã bắt đầu dỡ bỏ hệ thống đường sá tầng cao có hiệu quả không lớn.
- CTN phù hợp với nhu cầu phát triển quốc phòng
Chiến tranh vùng vịnh và các cuộc chiến gần đây cho Trung Quốc thấy rằng chiến tranh hiện đại không còn tác chiến bình thường chủ yếu bằng lục quân nữa, mà là oanh kích mục tiêu từ trên không trung bằng vũ khí chính xác, tăng cường xây dựng công trình phòng không là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh sự oanh kích mang tính huỷ diệt của đối phương. Xây dựng đô thị phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng công trình phòng không, đặc biệt là xây dựng công trình công cộng ngầm vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, vừa có thể chuyển thành công trình phòng không ngầm trong lòng đất khi có chiến tranh - nơi dự bị chiến lược của Nhà nước. Kho lương thực ngầm trong lòng đất số 803 của Hàng Châu có diện tích sử dụng hơn 100 nghìn m2, lượng tích trữ lương thực là 17,5 triệu kg. Khi nổ ra chiến tranh, nơi đây hoàn toàn có thể trở thành nơi cất giữ vật tư chiến lược. Đồng thời với việc tăng cường xây dựng công trình giao thông ngầm trong lòng đất, có thể chuyển các bể xăng xuống ngầm trong lòng đất, như vậy thuận tiện cho việc tiếp xăng các công cụ giao thông ngầm; mặt khác còn tránh được sự oanh kích phá hoại của kẻ địch. Các thành phố ven biển phía Đông Nam cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Nếu nổ ra chiến tranh, khu vực ven biển Đông Nam nhất định sẽ là hướng tiến quân chủ yếu của kẻ địch, các bể xăng dầu cũng sẽ trở thành trọng điểm đánh phá. Thực lực kinh tế của đất nước là sự bảo đảm của thắng lợi. Kinh tế Trung Quốc phát triển không cân đối, hiện nay khu vực ven biển phía Đông là trụ cột chủ yếu của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc. Hễ có chiến tranh, kẻ địch sẽ bắn phá ác liệt các thành phố ven biển Đông Nam, ắt sẽ gây tổn thất nặng nề nền kinh tế quốc dân Trung Quốc.
- CTN trong lòng đất là một phần của phát triển xây dựng bền vững.
Do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài, nhiều nguồn tài nguyên không thể tái sinh, đang ngày càng cạn kiệt. Tăng cường phát triển các CTN khi xây dựng đô thị có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Trung Quốc có thể chuyển nơi thu gom rác của tiểu khu nhà ở xuống một địa điểm ngầm trong lòng đất, ở đó ta lắp đặt thiết bị phân loại, xử lý và tái sử dụng rác. Trung Quốc cũng có thể xây dựng nhà máy ngầm trong lòng đất để xử lý nước thải, xử lý nước thải sinh hoạt trong tiểu khu nhà ở thành nước tưới cây, giải quyết mâu thuẫn giữa nước sạch dùng cho người dân thành phố và nước dùng để tưới cây.

H. Phước
Nguồn: T/c "Xây dựng đô thị và nông thôn T.Q", N5/2002


Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)