Giải pháp nhà cao tầng công nghiệp

Thứ tư, 12/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trước đây, đô thị rất coi trọng phát triển công nghiệp - phát triển kinh tế có nghĩa là páht triển công nghiệp. Nhiều cơ sở công nghiệp đã từng là linh hồn của đô thị như Khu Gang thép Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên, Nhà máy Dệt Nam Định Thành phố Nam Định, Nhà máy Xi măng Hải Phòng Thành phố Hải Phòng, Nhà máy Sàng tuyển than Thành phố Hạ Long...
Lúc đầu, những nhà máy này là hạt nhân phát triển của đô thị, nhưng khi đô thị phát triển đến một mức nào đó thì nó lại là sự cản trở đô thị phát triển. Nhất là nagỳ nay, khi giữ vai trò hàng đầu trong kinh tế đô thị không còn là công nghiệp nữa, mà là kinh tế dịch vụ. Vì vậy chủ trương di dời hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thị là một chủ trương rất đúng đắn, cải thiện được tình hình ô nhiễm môi trường, tăng giá trị kinh tế của đất đô thị... Tuy nhiên, nên lưu tâm là việc di dời một nhà máy là ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều công nhân, nhất là công nhân đãlớn tuổi hoặc phụ nữ. Mặt khác, việc di dời hàng loạt các nhà máy ra ngoại thành cũng có thể làm tăng hiện tượng giao thông con lắc vốn là nỗi khiếp sợ của các đô thị hạ tầng giao thông chưa phát triển khi một lượng lớn công nhân từ nội thành đổ ra ngoại thành khi đi làm và theo chiều ngược lại khi tan ca.
Theo tôi, bài toán này có thể tháo gỡ một phần bằng giải pháp xây các toà nhà cao tầng công nghiệp, là một mô hình khá phát triển ở một số nước láng giềng của ta như Singapore, Trung Quốc đặc biệt là Hồng Kông. Tôi rất ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được mục sở thị một cao ốc công nghiệp ở Hồng Kông. Đó là một toà nhà 15 tầng ở ngay trong đô thị, mỗ tầng có thể chứa nhiều nhà máy. Hôm đó tôi đến thăm một nhà máy cơ khí - cơ điện chuyên sản xuất hộp điều khiển điện cho các văn phòng, khách sạn. Điều lạ là nhà máy cơ khí nhưng nơi đây hầu như không có tiếng ốn, công nghệ đột rập không tiếng động, tiếng máy khoan còn nhỏ hơn... tiếng quạt máy của ta. Được biết, công nghệ này được nhập từ Đức về. Nhà máy loại này hầu như không có kho. Chất thải sản xuất được đóng bao, sản phẩm hoàn thành xong được chuyển ngay đi, nguyên liệu khi cần cũng được chuyển ngay đến một lượng đủ cần đưa vào sản xuất ngay. Phương thức sản xuất này được gọi là JIT Just in time - Đúng lúc. Vì một toà nhà như vậy rất bao gồm nhiều nhà máy nên các bộ phận như bảo vệ, tạp vụ... thường là do ban quản lý của toà nhà lo, nên nhân sự của nhà máy rất gọn nhẹ. Ở Hồng Kông, những nhà cao ốc công nghiệp như thế này rất nhiều, có khi mọc san sát cả một con đường. Các ngành được phép sản xuất ở đây thường là sản xuất văn phòng phẩm, đồ chơi, điện máy... phù hợp với phụ nữ, không gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn. Mô hình nhà cao tầng công nghiệp như thế này vừa tăng giá trị sử dụng đất đô thị vì là nhiều tầng, không gây ô nhiễm, tạo công ăn việc làm cho các lao động không có điều kiện di chuyển xa, giảm thiểu được hiện tượng giao thông con lắc, và khuyến khích phát triển được các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ không phải chi một khoản đầu tư khổng lồ vào xây dựng mặt bằng, lại có thể áp dụng được mô hình nhân sự gọn nhẹ...
Ở Việt Nam, tôi thấy khu công nghiệp Nomura cũng làm theo mô hình này là một bước thử nghiệm rất nên khuyến khích.

Nguồn tin: Báo Lao động, ngày 9/4/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)