• Hiện nay, môi trường sống ở mọi nơi, nhất là tại các thành phố lớn, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là mối quan tâm lo lắng không chỉ ở Việt Nam mà của mọi quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm môi trường đang làm giảm chất lượng sống của toàn bộ cộng đồng và làm biến đổi các đặc điểm thiên nhiên cơ bản, đe dọa tính sống còn của hệ sinh thái địa cầu.

  • Đô thị hóa là quá trình phát triển “tự nhiên” không gian sống của con người sau cách mạng công nghiệp. Các cuộc di dân từ vùng nông thôn đến các đô thị lớn là xu hướng trong các thập kỷ vừa qua. Nhu cầu về một môi trường sống hiện đại, đầy đủ tiện ích và chất lượng cao hơn là điều mọi người dân đều hướng tới. Sự gia tăng dân số không ngừng và giá trị bất động sản mang đến cho nền kinh tế đã tạo ra sự “quá tải” đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các đô thị lớn hiện nay. Và khi con người đã chiếm lĩnh toàn bộ không gian trên mặt đất, nhu cầu khai thác các không gain dưới mặt đất (không gian ngầm) sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của các đô thị lớn (siêu đô thị).

  • Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quy hoạch xây dựng đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù đã có một số văn bản của nhà nước đề cập đến một số tiêu chí về hệ thống thông tin địa lý GIS nói chung nhưng đến nay chưa có một quy định tổng thể về hệ thống thông tin địa lý của ngành xây dựng. Việc nghiên cứu và xác định các tiêu chí về cơ sở dữ liệu GIS là thiết thực bao gồm các tiêu chí về dữ liệu nền địa lý, chỉ tiêu không gian của dữ liệu và lớp thông tin dữ liệu.

  • Với tốc độ tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng, các đô thị phải đối mặt với những thách thức to lớn, đòi hỏi các giải pháp vừa tối ưu vừa tổng hợp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, xu hướng phát triển không gian đô thị hiện nay trên thế giới là hạn chế mở rộng theo chiều ngang để bảo tồn môi trường tự nhiên, và phát triển theo chiều sâu để khai thác không gian dưới lòng đất. Nhiều đô thị đã phát triển không gian ngầm như châu Á có thành phố Tokyo, Singapore, Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul…và châu Âu có Pairs, Helsinki, Casablanca… Bối cảnh phát triển của các đô thị này đa dạng tùy theo đặc điểm và hạn chế của từng thành phố nên dẫn đến các cách tiếp cận trong việc phát triển không gian ngầm khác nhau. Bài viết này xem xét các cách thức phát triển không gian ngầm đô thị của hai thành phố, một là Singapore với các chiến lược phát triển không gian ngầm đô thị và hai là Casablanca với sự tích hợp không gian ngầm trong quy trình quy hoạch sử dụng đất đô thị để từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị tại các đô thị Việt Nam trong tương lai.

  • Phát triển ngầm là một giải pháp quan trọng trong phát triển và định hình lại các khu đô thị nhằm đáp ứng những thách thức trong tương lai. Việc bố trí cơ sở hạ tầng và các công trình khác dưới lòng đất tạo cơ hội thực hiện các chức năng mới trong khu vực đô thị mà không phá hủy di sản hoặc tác động tiêu cực đến môi trường bề mặt, đồng thời mang lại cơ hội cải thiện lâu dài tác động môi trường của các thành phố và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những lợi ích này dành cho các thành phố hiện có và đang tái phát triển, nhưng có thể được thực hiện cho các thành phố mới đang phát triển một cách dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn, thậm chí còn mang lại lợi ích hơn. Có thể thấy rằng chỉ khi nào chính quyền đô thị có thể vượt qua các thách thức trong phát triển không gian ngầm thì các giải pháp ngầm hóa mới có thể giải quyết hoặc giúp cải thiện đáng kể nhiều vấn đề mà quá trình phát triển đô thị gặp phải. Nâng cao nhận thức về lợi ích và thách thức của không gian ngầm có thể giúp hướng tới việc sử dụng không gian ngầm một cách khoa học, bài bản có hệ thống trong đô thị. Bài viết đề cập đến một số vấn đề nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích và thách thức của việc phát triển không gian ngầm đô thị như: khái niệm, nhu cầu phát triển, nhận thức, lợi ích và các thách thức của việc phát triển không gian ngầm đô thị.

     

  • Tóm tắt: Ngành công nghiệp xây dựng là nền tảng và là cơ sở cho sự phát triển của các nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới điều này cũng không ngoại lệ ở Việt Nam. Trong những năm qua, rất nhiều dự án đầu tư xây dựng, ở mọi khu vực kinh tế khác nhau được triển khai và hoàn thành. Đã có nhiều dự án thực hiện thành công, góp phần quan trọng vào việc cung cấp, góp phần cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều dự án chưa đáp ứng được mục tiêu hoặc đạt được các yêu cầu đặt ra, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn, giảm giá trị của dự án. Do vậy rất cần sự quản lý kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả đạt được của dự án trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường hướng đến phát triển bền vững.

  • Tóm tắt: Nội dung  nghiên cứu này đã đề xuất gợi mở các giải pháp về mặt quy hoạch và kiến trúc cho Thành phố Tam Kỳ nhằm phát triển hướng đến xây dựng mô hình “thành phố Carbon thấp, giảm thải khí CO2” trong tương lai.

  • Tóm tắt: Huyện Mê Linh là vùng đất cổ thuộc khu vực châu thổ sông Hồng. Nhân dân nơi đây giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cũng giàu truyền thống văn hóa. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn lưu giữ được trên 100 di tích lịch sử văn hóa lớn, nhỏ, đi cùng các hoạt động văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, chiếu theo nhóm tiêu chí Quy hoạch trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao thì tất cả các đồ án đã được thực hiện và phê duyệt đều chưa khai thác được giá trị truyền thống trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn là cơ sở cho việc quản lý xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích có giá trị, thu hút khách du lịch, tạo ra động lực phát triển và san sẻ “gánh nặng” tập trung về Thủ đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa; là một khía cạnh cần khai thác, quan trọng để nói lên bản sắc, hình ảnh của từng địa phương nông thôn. Bài viết đề xuất các giải pháp khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nhằm phát triển bền vững nông thôn truyền thống trong lòng đô thị, đồng thời cụ thể hóa nội dung nhóm tiêu chí quy hoạch trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và phát huy giá trị truyền thống địa phương.

     

  • Không gian xanh bao gồm các diện tích cây xanh, mặt nước, sân chơi kết nối cộng đồng, ngoài tác dụng tốt về tâm lý, thẩm mỹ, cảnh quan, nó còn là lá phổi tự nhiên, không thể thiếu trong cuộc sống con người. Cây xanh được đưa lên tường nhà, mái nhà, vào mỗi tầng nhà, mỗi phòng ở. Tác dụng tâm lý của cây xanh đối với con người cũng rất quan trọng trong nhà cao tầng, khi mà con người phải sống ở trên cao, xa rời với cây cỏ, thiên nhiên, mặt nước. Nếu công trình thiết kế thỏa mãn được các yêu cầu trên, sẽ tạo được môi trường ở thực sự tiện nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Hà Nội.

     

  • Bài viết đề xuất chiến lược phát triển đô thị theo thời gian tiếp cận, dựa trên khai thác hiệu quả không gian kết nối gần bằng phương tiện ‘xanh’. Tốc độ mở rộng nhanh chóng của không gian đô thị làm yếu tố thời gian trở nên quan trọng hơn tại các vùng đô thị lớn. Trong bối cảnh hệ thống đường sắt đô thị gặp khó khăn về nguồn lực và năng lực để thực hiện, chúng ta cần các giải pháp bắc cầu - khai thác kết nối gần chi phí thấp song hành với các chiến lược phát triển đường sắt đô thị. Bài viết đề xuất giải pháp cốt lõi giúp thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mô hình thành phố 20 phút trong vòng 20 năm tới.

  • Hà Nội đang trong quá trình xây dựng và cải tạo vùng ven sông Hồng để hướng tới một không gian sinh thái công cộng, tạo điểm nhấn cho bản sắc của Thủ đô, hướng tới “Vì một Hà Nội đáng sống”. Một trong số đó là “dự án cải tạo bờ vở sông Hồng” tại ngách 43/32 ngõ Bạch Đằng, phường Chương Dương, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự án này hiện nay vẫn tiếp tục được triển khai bởi các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương. Người dân là những chủ nhân của không gian sống này, vì vậy, sự tham gia kiến tạo không gian sinh thái công cộng của họ sẽ góp phần thành công cho dự án nói riêng và đem lại không gian sống sinh thái cho chính cuộc sống của họ.
     
Tìm theo ngày :