• Hiện nay trên thế giới đã có một số phương pháp thiết kế cấu kiện bê tông - thép liên hợp, tuy nhiên chúng còn chưa được kiểm nghiệm nhiều qua thực tế và rất phức tạp. Vì thế, ta chỉ sử dụng một phương pháp tương đối đơn giản để xác định khả năng chịu lực của tiết diện. Theo đó, ta sẽ tiến hành thiết kế sơ bộ tiết diện và tính toán khả năng chịu lực của tiết diện đó. Nếu khả năng chịu lực của tiết diện thoả mãn yêu cầu thiết kế, gần với giá trị nội lực mà cấu kiện phải chịu là được, nếu chưa thoả mãn, ta sẽ thiết kế lại, thay đổi các kích thước tiết diện và kiểm tra lại cho đến khi đạt yêu cầu.
  • 1. Phạm vi áp dụng Phương pháp này áp dụng cho vữa và bêtông chịu axit trên cơ sở thuỷ tinh lỏng, phụ gia đóng rắn và cốt liệu trơ.
  • Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc khoan nhồi; mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để hiểu thêm về các ưu và nhược điểm của từng phương pháp, tác giả phân tích các phương pháp thử tải cho khu công nghệ và lựa chọn phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sao cho phù hợp với điều kiêệnxây dựng nhất, thoả mãn yêu cầu kỹ thuật và đạt mục tiêu kinh tế.
  • Tường trong đất là một công nghệ truyền thống thường được sử dụng trong thi công móng liền bằng gàu ngoạm. Tuy nhiên đặc điểm của công nghệ này là phải sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng để trộn, xử lý và bảo quản dung dịch khoan bentonite. Trong điều kiện của thành phố có mật độ xây dựng cao thì việc triển khai và làm sạch các máy móc thiết bị ngay tại công trường, việc chuyển đất bị nhiễm bẩn bởi dung dịch khoan bentonite đi chỗ khác rồi sau đó phải sử dụng lại đất này khiến chi phí xây dựng bị tăng thêm.
  • Trong mấy chục năm trở lại đây Hà Nội đã đô thị hoá, công nghiệp hoá với tốc độ rất nhanh. Một số sự kiện dẫn chứng: Khi giải phóng thủ đô năm 1954, dân số Hà Nội mới có khoảng 30 vạn người, đến năm 2004 dân số Hà Nội đã đạt tới trên 3 triệu người, tức là sau một nửa thế kỷ dân số Hà Nội tăng lên tới 10 lần. Diện tích thành phố Hà Nội năm 1994 là 460 km2, từ năm 2002 đến nay đã mở rộng tới 920 km2, tức là chỉ sau 8 năm diện tích đất Hà Nội đã tăng gấp đôi. Số lượng xe máy đăng ký ở Hà Nội đến năm 1994 là 390.000 xe, 1996: 547.000, 1998: 768.000, 2000: gần 1.000.000, 2002: 1.250.000 và đến 2004: khoảng 1.500.000 xe, tức là sau 10 năm số lượng xe máy ở Hà Nội đã tăng 3,85 lần. GDP trên đầu người dân Hà Nội năm 2000 là 11,4 triệu đồng/người, năm 2004 là 16,2 triệu đồng/người giá thực tế, tức là sau 5 năm đã tăng gần 1,6 lần và sau 10 năm đã tăng hơn 2 lần.
  • Tái tạo lại một môi trường sống và làm việc tiện nghi, đa dạng và phong phú hơn bên trong các cao ốc, để nó giống như điều kiện môi trường quen thuộc mà con người có thể có khi sống dưới mặt đất.
  • Đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề môi trường Tổng dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là 16,96 triệu 2003, tương ứng với 21% dân số trên cả nước. trong vùng có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và 1 thành phố thuộc Trung ương là Cần Thơ. Trong vùng có đặc trưng sông nước này, có 1,2 triệu dân sinh sống ở nơi có lũ lụt nặng thường xuyên An Giang, Đồng Tháp, Long An, 3 triệu dân sống ở nơi có mức lũ lụt trung bình Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và 5,8 triệu dân sống ở nơi có ít lũ lụt.
  • Ngày nay, cùng với tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH-HĐH là đô thị hoá ĐTH. Nhưng ĐTH như thế nào để kết hợp được sự tăng trưởng kinh tế với cân bằng sinh thái, đó là vấn đề cần được quan tâm trong công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị ở Nghệ An trong thời gian tới.
  • Việc sử dụng bê tông có sử dụng polyme vừa có tính cơ lý tốt vừa có tác dụng bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn trong môi trường biển trong thời gian gần đây được sử dụng nhiều, đặc biệt trong sửa chữa công trình, vì đặc tính bê tông được nâng rất cao, kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Hiện nay móng cọc khoan nhồi được sử dụng như một giải pháp tất yếu cho các công trình có khẩu độ lớn ở nước ta. Để nâng cao sức chịu tải cọc, ngoài việc tăng độ sâu chôn cọc và đường kính cọc thì một hướng nghiên cứu đang được quan tâm là thực hiện xử lý đáy cọc sau khi đổ bê tông. Các tác giả đã giới thiệu Công nghệ mở rộng làm sạch và bơm vữa để xử lý đáy cọc khoan nhồi. Trong bài này trình bày công nghệ bơm vữa sau để xử lý đáy. Đó là thực hiện bơm vữa áp lực xuống đáy cọc sau khi đổ bê tông nhằm làm chặt đất tại chỗ cũng như bất cứ thứ vụn nào còn sót lại trong quá trình khoan. Nguyên lý của công nghệ là gia tải trước cho nền đất bên dưới đáy cọc để huy động sức chịu tải đáy cọc trong phạm vi giới hạn lún cho phép. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đây là một công nghệ chủ động xử lý đáy cọc rất hiệu quả và phù hợp với trình độ công nghệ trong nước.
  • 1. Ðặt vấn đề Bê tông là một trong những loại vật liệu xây dựng có từ lâu đời nhất. Nhân loại đã sử dụng bê tông ở Hy Lạp từ 3600 năm trước Công nguyên, ở Trung Quốc từ thế kỷ II trước Công nguyên để xây một phần Vạn Lý Trường Thành. Ngày nay, bê tông là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng hiện đại, hàng năm trên thế giới sử dụng khoảng 6 triệu m3 bê tông các loại, điều đó thể hiện phần nào mục đích phát triển văn minh nhân loại.
Tìm theo ngày :