Hà Nội: Tiếp tục sáng tạo nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật mới

Thứ tư, 28/10/2020 16:39
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội trong Quý III-2020 đã có sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP để tham mưu cho UBND TP xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đã đề ra.

Với vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội, trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, Sở Tư pháp đã tăng cường ứng dụng CNTT, tập trung tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid-19 với nhiều hình thức phù hợp; tổ chức 16 Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về các văn bản pháp luật mới cho 4.700 lượt người.

Thời gian qua, một trong các kênh tuyên truyền pháp luật đặc biệt hiệu quả là các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng chống tham nhũng” được tổ chức dưới hình thức xây dựng video bài giảng, video hùng biện theo chủ đề pháp luật về phòng chống tham nhũng ở 30 quận huyện và 7 đơn vị cấp TP tới đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp TP, cấp huyện, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

Các thành viên đóng góp ý kiến về hình thức tuyên truyền PBGDPL. (Ảnh: L.A)

Nội dung của cuộc thi gồm 14 chủ đề theo điểm mới, những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng và những nội dung liên quan đến triển khai thực hiện Quyết định 681/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”.

Đây là mô hình sáng tạo mới trong công tác tuyên truyền, nhất là bối cánh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Mô hình thi qua hình thức xây dựng video vừa đáp ứng phòng, chống dịch; vừa đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác PBGPPL. Các video có chất lượng trong cuộc thi sẽ được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” cũng được tổ chức trên môi trường mạng internet. Người dự thi đăng ký tham gia và trả lời trên 40 câu hỏi được phần mềm chọn ngẫu nhiêu trong tổng số 225 câu hỏi trên website của cuộc thi; các tài liệu, văn bản hướng dẫn cuộc thi cũng được đăng tải trên website.

Để cuộc thi thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và người dân Thủ đô tham dự thi, các cấp, các ngành TP đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về cuộc thi; các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường; quy định pháp luật về bảo vệ rừng, biển, hải đảo, đất đai, nước, không khí, tài nguyên, khoáng sản, quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh Thủ đô và nhận được tổng số gần 403.000 bài dự thi; trong đó có hơn 600.000 bài của các đơn vị trên địa bàn TP.

Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, Sở Tư pháp đã biên soạn các tài liệu phát thanh như: Tìm hiểu Nghị đính số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực: Bổ trợ Tư pháp, Hành chính Tư pháp, Hôn nhân và gia đình; Thi hành án dân sự, Phá sản DN; HTX; Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư; Luật Giáo dục, Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục; quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Luật Biển, Luật BHYT và phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thành cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân Thủ đô.

Sở biên soạn, in ấn, phát hành nhiều tài liệu (sổ tay, tờ gấp) truyên truyền PBGDPL; đẩy mạnh tuyên truyền trên Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP;  biên soạn, phối hợp tổ chức truyền truyền trên sóng truyền hình, sóng phát thanh vào khung  giờ cao điểm; cho chạy chữ tuyên truyền pháp luật về các hành vi vi phạm và chế tài xử lý liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên ứng dụng Hà Nội smart City….

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019-2022”, Sở Tư pháp phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên TP; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hòa giải cơ sở cho 5 đơn vị chỉ đạo điểm của TP: phường Phú Lương (quận Hà Đông); xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa); xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ) xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) và xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh).

Sở Tư pháp cũng tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại UBND các quận, huyện: Tây Hồ, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh và Phúc Thọ. Các thông tin về tấm gương người tốt việc tốt trong thực hiện công tác hòa giải cơ sở, các câu chuyện hòa giải thực tế trong cuộc sống cũng được đăng tải thường xuyên trên các kênh thông tin.

Như vậy, quý III- 2020, Hội đồng PBGDPL đã tích cực, chủ động, sáng tạo, triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ bến pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền đã mang lại hiệu quả tuyên truyền; góp phần nâng cao nhận thức chấp hành quy định pháp luật cho người dân Thủ đô.

Nguồn: Phapluatxahoi.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)