Kỹ thuật chẻ khí vào nhà

Thursday, 06/25/2009 00:00
Acronyms View with font size
1. Đặt vấn đề Khí là yếu tố quan trọng bậc nhất của cuộc sống. Con người ta có thể nhịn ăn cả tháng, nhịn uống cả tuần, nhưng không thể nhịn thở quá một phút. Vì vậy khi làm nhà ta cần quan tâm đúng mức đến môi trường khí của nhà.

Một ngôi nhà mà luôn có một dòng khí mạnh lao thẳng vào nhà, thí dụ ngõ đâm thẳng vào nhà, nhà gặp phải luồng gió hút từ dãy nhà cao tầng bên cạnh, nhà có đao đình, góc nhà khác chĩa vào..., thì dễ làm cho người trong nhà bị xốc, dễ gây choáng. Hậu quả là dễ ốm đau, dễ bị choáng đột ngột gây nguy hiểm cho cuộc sống, nhiều khi người nhà bị tai nạn bất ngờ... Đối với những nhà này cần phải có giải pháp để nắn dòng khí đi từ từ vào nhà. Biện pháp giải quyết vấn đề này là chẻ dòng khí lao vào nhà thành các sợi khí nhỏ và dẫn nó đi lượn vào nhà, tốt nhất đi theo quỹ tích hình chữ S. Ta gọi đó là kỹ thuật chẻ khí vào nhà.

Bài này tác giả nêu một số giải pháp chẻ khí có hiệu quả để bạn đọc tham khảo.

2. Chẻ khí bằng Án sơn

Án sơn là một vật cản trực tiếp dòng khí đi thẳng vào nhà. Án sơn có thể là một bức tường xây, một hàng cây, một đài phun nước... Dòng khí đi vào nhà khi gặp Án sơn sẽ bị cản và bị chẻ ra trước khi đi vào nhà. Do đó dòng khí vào nhà trở nên nhẹ nhàng, không quá mạnh như trước. Hình 1 là một thí dụ về việc dùng một Án sơn tường xây cho một ngôi nhà đối trước ngõ phố. Dòng khí từ ngõ phố thường đi vào nhà với tốc độ khá mạnh, nay gặp Án sơn, nó bị chẻ làm 2 nhánh và đi lượn vào nhà theo hình chữ S, do đó tốc độ trở nên mềm, nhẹ đi rất nhiều.

Hình 2 nêu một thí dụ dùng Án sơn là một chậu cảnh cây cao. Biện pháp này dùng cho trường hợp nhà không có điều kiện xây Án sơn như hình 1. Dòng khí từ ngõ phố đối diện đi vào nhà gặp chậu cảnh, nó bị chẻ thành 3 nhánh và đi lượn theo hình chữ S vào các cửa của nhà.

3. Chẻ khí bằng rèm hạt

Rèm hạt có thể là rèm trúc, rèm gỗ có hạt hình cầu hoặc các hình nghệ thuật khác. Các rèm này khi được treo ở các cửa thông nhau sẽ làm cho dòng khí đi qua các cửa trở nên mềm hoá, không gây xốc đối với người đi lại trong nhà.

Hình 3 là một thí dụ dùng rèm hạt cho nhà ống có 3 cửa đi thông nhau. Trong trường hợp bố trí cửa thông nhau thế này, người nhà dễ bị cảm gió do dòng khí đi qua các cửa mang tính gió lùa. Khi cửa được treo rèm hạt thì dòng khí sẽ bị các thanh rèm chẻ ra thành nhiều nhánh nhỏ và đi lượn hình chữ S. Do đó không còn hiệu lực gây gió lùa nữa.

4. Chẻ khí bằng gương bát quái

Gương Bát quái ở đây là Tiên thiên bát quái. Gương này có bán trên thị trường. Bình thường gương chỉ là sản phẩm hàng hoá, nó không làm việc gì cả. Nhưng khi được hoạt hoá, nó sẽ phát sáng và tạo một luồng sáng xoáy có hình như một cái phễu lan toả. Các tia sáng nằm ngang phát ra theo các chữ tượng quái của gương và tạo hình phễu trước mặt gương (Hình 4). Tia sáng này là tia vi tế rất thanh nhẹ, mắt thường của ta không nhìn thấy được. Chỉ những người khai mở nhãn thần mới có thể nhìn thấy sự phát sáng này. Khi có một dòng khí xông thẳng vào nhà, gặp gương, nó sẽ bị xoáy giữ lại rồi đi vào nhà rất từ từ.

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, gương Tiên thiên bát quái có 3 tác dụng: Một là điều chỉnh hướng nhà khi hướng nhà không hợp với mệnh quái của chủ nhà (điều này không trình bày ở đây). Hai là chuyển khí cho đi từ từ vào nhà. Ba là tác dụng bảo vệ. Cản dòng khí lao thẳng vào nhà theo cơ chế xoáy tụ nêu trên và nhả khí đi từ từ vào nhà là một trong những chức năng bảo vệ của gương này.

Hình 4 là thí dụ về nguyên lý làm việc của gương Tiên thiên bát quái sau khi được hoạt hoá. Nếu nhìn chính diện, ta sẽ thấy gương phát sáng theo hình xoáy chôn ốc, với các tia sáng đi từ các chữ tượng hình của gương. Nếu nhìn nghiêng sẽ thấy hình một cái phễu sang lan toả ra phía trước. Phễu này có thể phủ kín hết không gian của cổng nhà hoặc cửa chính của nhà. Như vậy gương này có thể dùng để cản một dòng khí lao thẳng vào nhà theo cơ chế xoáy tụ tại cổng hoặc cửa chính của nhà, sau đó nhả cho khí đi từ từ vào nhà.

Hình 5 là một thí dụ về việc sử dụng gương Tiên thiên bát quái gắn tại cổng một biệt thự ở Hà Nội. Ngôi nhà này nằm cạnh một dãy nhà cao tầng. Gió thổi vào nhà cao tầng tạo thành một dòng khí lao vào cổng nhà khá mạnh.

Sau khi treo gương, dòng khí lao vào cổng bị xoáy giữ lại và được đi vào cổng nhà một cách từ từ. Như vậy dòng khí vào nhà không gây xốc cho người ở trong nhà. Thực tế những ứng dụng kiểu này cho các nhà thấy khá hiệu nghiệm.


(Nguồn: T/C Xây dựng, số 5/2009)

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)