Một vài nét về đô thị hoá của Trung Quốc

Monday, 06/08/2009 00:00
Acronyms View with font size
Xu hướng toàn cầu đang thúc đẩy quá trình đô thị hoá một cách nhanh chóng tại các nước chấu Á và châu Phi. Khi dân số tập trung ở đô thị cao, các sản phẩm phần lớn được sản xuất ở đô thị thì sự phát triển tập trung sẽ chủ yếu ở các thành phố. Trong tiến trình này, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng bởi ưu thế về quy mô cũng như sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế.

Thực trạng về công nghiệp hoá

Quy mô tuyệt đối của tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc không có tiền lệ lịch sử. Dân số đô thị của Trung Quốc năm 1953 là 77 triệu - xấp xỉ 16% tổng số dân cả nước. Năm 1980 dân số sống ở đô thị ở mức 191 triệu dân. Đến năm 2007, dân số đô thị lên tới 594 triệu - tức khoảng 45% tổng số cả nước, nếu như tính cả số dân cư di cư vào đô thị, số lượng dân đô thị có thể ở mức 650 triệu hoặc hơn thế nữa. Điều này đánh dấu đô thị hoá cao trong thời gian qua.

Đến cuối năm 1940, Trung Quốc có 64 thành phố. Số thành phố tăng lên 670 vào năm 2007. Ngoài nguyên nhân của sự tăng trưởng tự nhiên, sự tăng trưởng của các đô thị còn là kết quả của quá trình nhập cư và di dân. Khi những thị trấn nhỏ đã phát triển quá lớn việc sắp xếp, phân loại lại thành những thành phố là thực sự cần thiết.

Hiện nay Trung Quốc có 89 thành phố có dân số từ 1 triệu dân trở lên. Trong khi đó ở các nước lớn như Mỹ chỉ có 37 thành phố, Ấn Độ là 32 thành phố có từ 1 triệu dân trở lên.

Từ nay đến năm 2025, vào khoảng 200 đến 250 triệu dân sẽ đến các thành phố (cộng thêm dân số luân chuyển vào khoảng 155 triệu), người ta tính toán rằng nó chiếm tỷ lệ lớn bằng tất cả dân nhập cư châu Á.

Đánh giá đô thị hoá ở Trung Quốc

Tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc về cơ bản thành công.

Thứ nhất, Trung Quốc là một trong những nước đang phát triển song có cách thức quản lý đô thị hoá hài hoà. Một phần của kết quả này là do Trung Quốc đã tránh được sự phát triển các khu nhà ổ chuột ở đô thị, ngoại trừ những khu ngoại ô của những thành phố quá lớn. Mặc dù lao động nhập cư rất đông đúc, nhưng điều kiện sống ở những khu nhà ổ chuột là không phổ biến.

Thứ hai, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nghèo đô thị được kiềm chế. Theo tính toán các số liệu, nghèo đô thị chiếm khoảng từ 4% đến 6%. Thất nghiệp đô thị cũng chiếm tỷ lệ thấp vào khoảng 3% - 4%.

Thứ ba, dịch vụ công cộng đã được phi tập trung hoá cho các chính quyền đô thị cùng với các chức năng hành chính (69% các chức năng được giao cho các cấp, như vậy tương đương với chuẩn quốc tế). Sự chuyển giao quyền lực về những trách nhiệm này rất tiến bộ, kết quả các dịch vụ thích ứng với những đòi hỏi của địa phương, giám sát được chất lượng, nhận biết được những thông tin phản hồi và mở rộng hay huy động được nhiều nguồn lực. Song sự chuyển nhượng về trách nhiệm tài chính không thường đi kèm với các nguồn tài trợ để các chính quyền địa phương của Trung Quốc bắt buộc tăng cường nguồn lực từ những nguồn lực khác nhau. Kết quả là tổng giá trị ngoài ngân sách chiếm 20% GDP (thu được từ các loại phí và các khoản thu khác). Quan điểm của công dân đánh giá năng lực của cơ quan quyền lực địa phương từ năm 2003 đến năm 2005 tăng lên 72%, điều đó là ví dụ chứng minh rằng sự công bằng, phi tập trung hoá là việc làm đang diễn ra được tín nhiệm của dân chúng cao hơn khi so sánh với Mỹ. Tuy nhiên, mức độ thoả mãn còn thấp hơn với sự thoả mãn của chính quyền Trung ương (chính quyền Trung ương là 80%). Trong trường hợp riêng, người ta cho rằng khung cách về tài chính, sự thoả mãn thậm chí thấp hơn so với những cố gắng của chính quyền địa phương vào việc trừng phạt tham nhũng và cung cấp các dịch vụ y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giúp đỡ họ trong những trường hợp khó khăn.

Thứ tư, Trung Quốc hoàn toàn tiết kiệm trong việc sử dụng không gian đất cho mục đích đô thị. Hiện nay chỉ chiếm khoảng 4,4% trong tổng số diện tích đất đai. Tuy vậy, hiện nay không gian sống bình quân cho một người trong đô thị tầng từ 8 m2 lên đến 28 m2, do sự phát triển tập trung và phát triển chiều cao của nơi ăn chốn ở. Bình quân cây xanh trên đầu người cũng tăng lên từ 1,7 m2 năm 1989 lên 7,4 m2 năm 2004.

Một số tồn tại ở đây đó là khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng giãn rộng với ước tính khoảng từ 2,2 - 3,2 lần; đây là một trong những khoảng cách lớn trên thế giới. Ô nhiễm đô thị - không khí và nước trở nên nghiêm trọng bởi sự ra tăng của các phương tiện động cơ, sự mở rộng của công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng) và sự phụ thuộc vào than đá. Hơn thế nữa, việc cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế cho dân nhập cư và mạng lưới an toàn cho những người nghèo và những người già vẫn chưa đầy đủ.

Những đặc điểm của chiến lược đô thị hoá Trung Quốc

Hòn đá tảng của chiến lược đô thị hoá Trung Quốc là sử dụng hệ thống đăng ký các hộ gia đình để quản lý dòng người di trú và trong những năm gần đây đang cố gắng hướng chiến lược vào các thành phố nhỏ và vừa. Sự tăng lên, chỉ các thành phố lớn nhất đang bắt buộc quy định hệ thống đăng ký các hộ gia đình một cách chặt chẽ và bàn luận liên quan đến vai trò của nó trong tương lai và gợi ra quyền cư trú đến những dịch vụ đô thị.

Kết quả tất yếu của chiến lược hạn chế nhập cư là sự phát triển công nghiệp nông thôn nhằm cung cấp công ăn việc làm tại chỗ. Các doanh nghiệp tại các làng và thị trấn đã cung cấp việc làm cho 143 triệu người năm 2005, đóng góp rất lớn cho xuất khẩu. Thu nhập của phi nông nghiệp tạo ra 54% tổng thu nhập của các hộ gia đình, trong đó một bộ phận số tiền có thể bao gồm tiền được chuyển từ những người nhập cư - theo ước tính từ những nguồn khác nhau có thể cung cấp hơn 20% thu nhập bình quân hộ gia đình, mức còn cao hơn nhiều ở một số tỉnh.

Những đầu tư rất lớn về nhà ở và hạ tầng kỹ thuật đô thị vào khoảng 9 - 10% GDP, việc tư nhân hoá mạnh mẽ về quỹ nhà ở đô thị (đã được thúc đẩy năm 1998) đã tạo ra thị trường thế chấp về nhà cửa, tăng thêm sự năng động của thị trường nhà ở. Theo như ước tính đến năm 2005: 82% dân cư đô thị có nhà ở thuộc quyền sử dụng riêng của mình. Tài chính thế chấp gồm 10% danh mục tiền đầu tư địa phương của hệ thống ngân hàng và tài chính về bất động sản thêm khoảng 5%.

Những thách thức đối với đô thị

Nếu so sánh với đại đa số các nước đang phát triển, Trung Quốc đã giải quyết có hiệu quả hơn về nhu cầu và những hạn chế về tiến trình đô thị hoá. Với tầm nhìn xa, rất nhiều vấn đề cần thiết sẽ phải giải quyết, sự chuyển dịch dân số với số lượng lớn thấy được trước từ nông thôn ra thành thị đòi hỏi sự gia tăng việc làm ở thành phố, và cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật - xã hội sao cho tránh được nhà ổ chuột và không công ăn việc làm. Sự phát triển nhanh của kinh tế là cần thiết để gặt hái đồng thời những mục tiêu về việc làm, nhà ở và cơ sở vật chất khác cho đô thị. Sự phát triển sâu của thị trường vốn, đặc biệt đối với cơ cấu của thị trường trái phiếu để cung cấp vốn cho đô thị hoá đóng vai trò quan trọng.

Trong tiến trình đô thị hoá của Trung Quốc, ngành công nghiệp chế biến giữ một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc sử dụng năng lượng đã tăng vọt. Dân số đô thị sử dụng năng lượng gấp 3,6 lần so với nông thôn ( sự cơ giới hoá và sử dụng hệ thống nóng, lạnh làm nên sự khác biệt lớn này). Cho đến nay nhu cầu về năng lượng đã vượt xa điểm đỉnh, sức tiêu thụ về năng lượng của Trung Quốc (tiêu dùng về năng lượng trên một đơn vị GDP) gấp 7 lần Nhật Bản và 3,5 lần so với Mỹ. Năm 2005, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc chiếm 14,2% tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau có Mỹ dù mức độ tiêu thụ bình quân đầu người về tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 Nhật Bản và 1/5 của Mỹ.

Ngành công nghiệp về sản xuất ô tô là một trong những ngành ưu tiên phát triển. Trung Quốc đang nhìn nhận ngành này từ hai phía cả tích cực và tiêu cực đặc biệt là các phương tiện đi lại cơ giới cá nhân. Phương tiện cơ giới dẫn tới sự lộn xộn của đô thị, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Vì lẽ đó nó thúc đẩy sự phát triển của những ngành công nghiệp khác như công nghiệp năng lượng thay thế và công nghiệp sạch. Bài học của Trung Quốc không phải rút ra từ Mỹ, nơi mà có nền công nghiệp hoá diễn ra khi dầu lửa còn rất rẻ, mà rút ra từ Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc những nước mà ngành công nghiệp tự động phát triển mạnh nhưng đô thị vẫn giữ được mô hình đô thị tương đối nén.

Khát vọng để quản lý sự lộn xộn của đô thị cũng được đẩy mạnh xuất phát từ nhu cầu an toàn đất đai cho sản xuất nông nghiệp với xu hướng đi lên cần giải quyết trước về giá cả nguyên liệu thô. nếu sử dụng đất tiếp tục tăng giá hiện tại, thành phố sẽ chiếm 7% đất đai đến năm 2025.

Sự khan hiếm về nước sẽ ảnh hưởng đến phân bổ và phát triển các khu vùng đô thị. Trung Quốc là nước khan hiếm về nước với khối lượng 2.114 m3 có thể cho một người chỉ bằng 1/3 mức độ trung bình của thế giới và chỉ bằng 1/4 so với Mỹ. Nguồn nước của quốc gia có sự khác nhau lớn giữa các khu vực. Ở bắc Trung Quốc, nguồn nước rất khan hiếm vào khoảng 405 m3/người. Ở miền nam Trung Quốc tình hình nguồn nước khá hơn với 2.406 m3/người song dân số phân bố không đồng đều giữa phía bắc và phía nam. Với sự thay đổi của khí hậu, khả năng cung cấp nước sẽ ảnh hưởng quan trọng đến khu vực phía bắc, nó càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi kế hoạch tại chỗ là vận chuyển nước từ phía nam lên phía bắc, thì dân cư cũng đang có xu hướng chuyển đến khu vực có đầy đủ nước hơn.

Khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến những vùng đất thấp nơi mà dân số Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất không nhỏ. Toàn thế giới có 600 triệu dân sống ở khu vực ven biển, ở đó cao hơn mặt nước biển dưới 10 m. Chính quyền các đô thị và trung ương ở Trung Quốc cần có sự cân nhắc những giả thiết về thay đổi khí hậu đối với các đô thị vên biển và đối với cơ sở hạ tầng ở các đô thị ven biển này.

Với năng suất tăng nhanh trong những ngành công nghiệp chế biến của Trung Quốc, do vậy việc làm ở những ngành này tăng chậm trong những năm gần đây. Nếu như đô thị tiếp tục được cung cấp nguồn nhân lực do dòng người nhập cư, công nghiệp dịch vụ cần phải hưng thịnh. Quan điểm mới cũng được đưa ra và thực hiện tạo ra việc làm ngay ở khu vực nông thôn với xu hướng sản xuất công nghiệp gắn liền với nhu cầu đô thị để tạo việc làm và cũng để đảm bảo an ninh lương thực.

Xu hướng cơ cấu lại trong khu vực đô thị, khả năng cung cấp nước, giá cả liên quan đến năng lượng và sản phẩm nông nghiệp, sự dâng cao của mực nước biển là dữ liệu quan trọng để thiết kế và sắp xếp lại đô thị hợp lý hơn. đây là bài toán đặt ra cho quy hoạch đô thị, sử dụng đất đai, chính sách về giá cả công nghệ. Định rõ một số vấn đề để tạo ra những trung tâm đô thị gặp những điều kiện tương tự nhằm phát triển rộng cho những vùng mới của thế kỷ 21. Chiến lược phát triển đô thị với chi phí hiệu quả, khôn ngoan cần phải được xem xét trong giới hạn nguồn lực và khai thác khả năng triển vọng về công nghệ nên thực hiện sớm nhất khi có thể.

 

Nguồn: Xây dựng & Đô thị, số 1/2009

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)