Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2021. Số trang: 148
Tác giả: Lê Văn Thương, Vũ Thị Hồng Hạnh, Trương Thanh Hải...
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.002372 – Thư viện Bộ Xây dựng.
Tóm tắt nội dung:
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng không còn đơn thuần là vấn đề về môi trường mà đã trở thành vấn đề gắn liền với sự phát triển, là yếu tố quan trọng có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của cả thế giới. Với vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, an ninh lương thực và sinh thái môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đón nhận nhiều nỗ lực quốc tế và trong nước trong việc nghiên cứu tìm ra hướng phát triển bền vững, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giữ vững, phát huy vai trò và tiềm lực sẵn có của vùng. Với đối tượng nghiên cứu, bao gồm các đô thị thuộc vùng ĐBSCL (các thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, các đô thị loại I, II, III theo phân cấp của của nhà nước), trên cơ sở đánh giá phân vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong khu vực ĐBSCL; mục tiêu chính của cuốn sách là xây dựng các giải pháp mang tính tổng thể (quy hoạch, kiến trúc và quản lý đô thị) nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho các đô thị thuộc vùng ĐBSCL.
Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:
- Phần I: Tổng quan về ĐBSCL, về biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như tác động tới vùng ĐBSCL.
- Phần II: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
- Phần III: Lý luận về hình thái đô thị và mối quan hệ với khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phần IV: Kinh nghiệm về đô thị thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phần V: Một số giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho các đô thị cùng ĐBSCL.