Nghiên cứu những tiêu chí chính trong việc chuẩn bị đấu thầu của các nhà thầu Việt Nam khi tiếp cận dự án vốn FDI

Thứ năm, 31/03/2022 16:51
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xem xét các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định đấu thầu của các nhà thầu cho các dự án xây dựng có vốn đầu tư FDI. Một bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm 30 tiêu chí được phân phối cho 120 đại diện của các tổng thầu tại Việt Nam. Bằng những kết quả thu được từ các phiếu trả lời, các kỹ thuật FAHP đã được vận dụng để phân loại, sắp xếp các tiêu chí theo mức độ từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Dựa trên các câu hỏi nhận được, nghiên cứu xác định được 30 tiêu chí thuộc 6 nhóm nhân tố gồm: Tiếp cận NĐT FDI, nguồn vốn; Độ chính xác của ước tính; Mức độ cạnh tranh; Mức độ và sự thay đổi của mark-up; Mức độ cạnh tranh; Hiệu quả và quy mô của công ty; Các điều kiện thị trường ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng. Kết quả của bài nghiên cứu này cung cấp cho các nhà thầu một cái nhìn cụ thể thông qua các thang đo và trọng số, giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quá trình ra quyết định khi tham gia đấu thầu các dự án vốn FDI.

1. Giới thiệu

Số liệu tổng hợp từ Cục ĐTNN đã có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, nhóm những NĐT đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Anh, Đài Loan… những năm gần đây NĐT Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Xét 6 tháng đầu năm 2021 theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (617 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (283 dự án); Singapore đứng thứ tư (256 dự án). Làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn nên nhu cầu về xây dựng tăng cao, vấn đề đặt ra ở đây là hướng tiếp cận, năng lực đáp ứng và sự chuẩn bị của các nhà thầu Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh với các tổng thầu nước ngoài. Trước sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là cơ hội và thách thức lớn cho các nhà thầu Việt Nam trong cách tiếp cận, giới thiệu năng lực với các CĐT, tư vấn quản lý dự án.

Tại Việt Nam, các nhà thầu nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong các dự án xây dựng vốn FDI không chỉ về năng lực cạnh tranh, mức độ tin cậy hay văn hóa quốc gia mà còn là sự chưa hoàn chỉnh về pháp lý. Các nhà ĐTNN cũng phải tự chịu trách nhiệm phê duyệt về tổng mức đầu tư mà mình đầu tư tại nước ngoài. Nhật Bản quan tâm về chất lượng công trình bền vững, lâu dài và ít nảy sinh vấn đề tiêu cực. Một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc thường có sự kết nối với nhau để make-up giá trị gói thầu và giao thầu lại cho các nhà thầu Việt Nam, thương thảo với các nhà thầu Việt Nam xử lý các chi phí về tiền mặt thì mới giao thầu. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh trong việc tiếp cận các dự án vốn FDI. Nghiên cứu này mục đích nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố đến khả năng thăng thầu, tiếp cận tốt hơn các dự án vốn FDI với thông qua việc sử dụng phương pháp AHP được phát triển bởi Thomas L. Saaty (1970). AHP cung cấp một khung sườn chính xác cho cấu trúc một vấn đề cần giải quyết, AHP kết hợp chặt chẽ với chuẩn quyết định và người làm quyết định và xác định việc đánh đổi qua lại giữa các mục tiêu

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

TT

Tên nhân tố

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

W

F01

Vị trí dự án

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F02

Sự sẵn có của  nguyên vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F03

Chi phí nhân công, ca máy

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F04

Độ chính xác và mức độ tin cậy báo giá từ các nhà thầu phụ và nhà cung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F05

Chi phí gián tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

F06

Mức độ khó khăn

X

 

 

X

X

 

X

X

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F07

Trình độ công nghệ của công ty

 

 

 

 

X

 

 

X

 

 

 

 

X

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

F08

Yêu cầu đặc biệt của CĐT

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

X

 

 

 

 

 

F09

Quy mô dự án

X

 

 

X

X

 

X

X

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

X

X

 

 

 

F10

Chi phí chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

F11

Mức lợi nhuận

X

 

 

 

X

 

X

X

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

X

X

 

X

 

F12

Chi phí rủi ro& bảo hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F13

Nhận diện CĐT/Khách hàng

X

 

 

X

X

 

X

X

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

X

X

 

 

 

F14

Tính hấp dẫn của hồ sơ dự thầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

F15

Tài chính & dòng tiền của dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F16

Loại hợp đồng

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

 

X

 

 

 

F17

Phần trăm tạm ứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

X

 

X

 

 

 

F18

Số lượng đối thủ cạnh tranh dự kiến

 

 

 

X

X

 

X

X

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

 

 

 

 

 

F19

Năng lực của các đối thủ dự kiến

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

F 20

Khối lượng công việc hiện tại

X

 

 

X

X

 

X

X

 

 

 

 

 

 

X

 

X

X

 

X

 

 

 

F21

Độ cần thiết cho công việc

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

 

F22

Kinh nghiệm ở các dự án tương tự

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

X

 

X

 

X

X

X

 

 

 

 

F23

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

X

 

X

 

 

 

F24

Thiết bị có sẵn

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F25

Khả năng nhân sự của công ty và nguồn lao động sẵn có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F26

Tổng số gói thầu xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

F27

Chính sách của chính phủ

 

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bảng 1: Các yếu tố chung quyết định đến sự thành công trong đấu thầu)

Dòng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đấu thầu xuất hiện khá sớm, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Ahmad và Minkarah (1988) nghiên cứu chiến lược đấu thầu của các nhà thầu xây dựng ở Mỹ với 10 tiêu chí lựa chọn quan trọng (quy mô dự án, kinh nghiệm, chi phí, lợi nhuận, khả năng quản lý…); Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đấu thầu thành công của các công ty xây dựng của Anh tham gia đấu thầu tại thị trường Vương quốc Anh của Harris & McCaffer (1989) và Abdel - Razek (1987) đã chỉ ra 05 trụ cột quyết định sự thành công trong đấu thầu xây dựng: Độ chính xác của ước tính; Mức độ và sự thay đổi của mark-up; Các điều kiện thị trường; Mức độ cạnh tranh; Hiệu quả và quy mô của công ty. Đây là những trụ cột quan trọng để phát triển các nghiên cứu về chiến lược đấu thầu xây dựng dành cho các nhà thầu. nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự khác biệt trong xếp hạng các tiêu chí đánh giá thành công trong đấu thầu mà nhà thầu cân nhắc khi đưa ra quyết định đấu thầu. Nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các công trình nghiên cứu trước về các tiêu chí đánh giá về khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng để có cơ sở tư vấn cho CĐT sử dụng để lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu của các dự án xây dựng. Các nghiên cứu trước về sự thành công trong đấu thầu là rất đa dạng, tập trung đánh giá các tiêu chí chung và các tiêu chí quốc tế đo lường sự thành công trong đấu thầu xây dựng. Các nghiên cứu về các tiêu chí chung (Bảng 1) nổi bật như: Ahmad và Minkarah (1988); Odusote và Fellows (1992); Shash (1993); Hassanein (1996); Wanous et al. (1998); Fayek et al. (1999); Egemen & Mohamed (2007); Bageis và Fortune (2009); El-mashaleh (2010); Jarkas et al. (2014); Lesniak và Radziejowska (2017); Shokri-Ghasabeh & Chilese (2016). Trong khi đó Messner (1994), Han và Diekmann (2012), Dikmen et al. (2007), Eybpoosh et al. (2001) xây dựng các tiêu chí quốc tế đo lường sự thành công trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp (Bảng 2).

(Bảng 2: Các yếu tố quốc tế quyết định đến sự thành công trong đấu thầu)

STT

Tên nhân tố

A1

B1

C1

D1

E1

F1

G1

H1

F28

Biến động tỷ giá ngoại tệ

X

X

X

X

 

 

X

 

F29

Tính quan liêu/tham nhũng/hối lộ

 

X

 

 

 

X

 

X

F30

Lạm phát và sự biến động giá về thị trường

 

X

X

 

X

X

 

 

Notes: A, Ahmad & Minkarah (1988); B, Demacopoulos (1989); C Ali Shash & Abdul-Hadi (1990); D, Odusote & Fellows (1992); E, Shash (1993); F Zhi (1995); G, Hassanein (1996); H, Wanous et al.. (1998); I, Fayek et al. (1999); J, Han & Diekmann (2001); K, Yng Ling & Lie (2005); L, AA, Han, Kim & Kim (2007); M, Egemen & Mohamed (2007); O, Liu et al. (2007); P, Bageis & Fortune (2009); Q, Eybpoosh et al. (2011); R, El-mashaleh (2013); S, Jarkas et al. (2013); T, Lesniak & Plebankiewicr (2015); U, Shokri-Ghasabeh & Chilese (2016); V,Hanák et al. (2021); V, Bid International Preparation. “X” thể hiện những tiêu chí có trong các nghiên cứu.

A1, Demacopoulos (1989); B1 Zhi (1995); C1, Fayek et al. (1999); D1, Han &Diekmann (2001); E1, Wang et al. (2004); F1, Gunhan & Arditi (2005); G1, Han, Kim & Kim (2007); H1, Eybpoosh et al. (2011) “X” thể hiện những tiêu chí có trong các nghiên cứu.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đấu thầu hay không đấu thầu các dự án xây dựng là một quyết định chiến lược quan trọng đối với sự bền vững của các nhà thầu trong ngành. Sự phức tạp và không chắc chắn cao liên quan đến quá trình ra quyết định như vậy, bao gồm nhiều cấu phần và phản ánh nhiều tiêu chí quyết định bên trong và bên ngoài, đòi hỏi phải khám phá thêm các yếu tố nổi bật làm cơ sở cho quyết định của nhà thầu. Phần lớn các tổng thầu nước ngoài chỉ cơ cấu bộ máy thượng tầng điều hành quản lý các nhà thầu xây dựng, lắp máy, công nghệ… và giao lại công tác vận hành cho các nhà thầu Việt Nam. Chi phí cung, lợi nhuận và rủi ro sẽ được tổng thầu nước ngoài Mark-up trên đơn giá trực tiếp tùy theo từng loại dự án. Từ những đặc điểm và phân tích trên cho thấy sự phù hợp trong việc vận dụng lý thuyết của McCaffer (1989) và Abdel-Razek (1987) với gộp 23 tiêu chí chung và quốc tế đo lường sự thành công trong đấu thầu xây dựng các dự án FDI trong 05 trụ cột cơ bản như: (1) Độ chính xác của ước tính; (2) Mức độ và sự thay đổi mark-up; (3) Các điều kiện thị trường; (4) Mức độ cạnh tranh; (5) Hiệu quả và quy ô của công ty và bổ sung thêm 12 tiêu chí gộp thành nhân tố tiếp cận đầu tư FDI, nguồn vốn. Nhận định của hội đồng chuyên gia về bản chất của nhân tố tiếp cận đầu tư FDI, nguồn vốn bao gồm những phương thức giúp là NĐT có ý định đầu tư vào quốc gia sở tại được cho là gắn với thực tiễn, tác giả đã thuyết phục được chuyên gia qua kinh nghiệm thực tiễn và mốt số ý kiến khách quan qua kinh nghiệm thực tiễn và một số ý kiến khách quan từ phía nhà thầu các dự án FDI tại Việt Nam.

(Bảng 3: Các tiêu chí đo lường để đo lường sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong quá trình đấu thầu)

Nhân tố

Biến số/Criterion/Factors

Nguồn

Tiếp cận nguồn vốn FDI

A1

Thông qua sự giới thiệu tin cậy từ các nhóm hiệp hội doanh nghiệp nước sở tại

[Mới]

A2

Mức độ hỗ trợ và kết nối từ cục xúc tiến đầu tư - Bộ KH-ĐT nước sở tại

[Mới]

A3

Sự kết nối thông tin thường xuyên, mới nhất với BQLDA KCN, Khu kinh tế

[Mới]

A4

Sự kết nối thông tin thường xuyên, mới nhất và phòng phát triển dự án và khách hàng khu công nghiệp, khu kinh tế

[Mới]

A5

Thường xuyên chăm sóc khách hàng là NĐT hiện hữu, kế hoạch mở rộng dự án tương lai

[Mới]

A6

Bộ phận chuyên biệt tiếp cận với nhóm NĐT FDI phù hợp văn hóa vùng miền

[Mới]

A7

Chiến lược của công ty phù hợp với định hướng chính sách của Chính phủ

[Mới]

Độ chính xác ước tính

B1

Vị trí dự án

Ahmad & Minkarah (1988); Akintoye (2000)

B2

Sự sẵn có của nguyên vật liệu

Liu et al. (2007)

B3

Chi phí nhân công, ca máy

Shash (1993)

B4

Độ chính xác và mức độ tin cậy báo giá từ các nhà thầu phụ và nhà cung cấp

Han & Diekmann (2001)

B5

Chi phí gián tiếp

International Bid Preparation

B6

Mức độ khó khăn phức tạp của dự án

Egemen & Mohamed (2007)

Mức độ và sự thay đổi của mark-up

C1

Chi phí chung

General overhead cost

International Bid Preparation

C2

Mức lợi  nhuận

International Bid Preparation

C3

Chi phí rủi ro & Bảo hành

International Bid Preparation

Các điều kiện thị trường

D1

Tính hấp dẫn của hồ sơ dự thầu

Hanák et al. (2021)

D2

Tài chính & dòng tiền của dự án

Han & Diekmann (2001)

D3

Loại hợp đồng

Drew&Kitmore (1999)

D4

Tỷ lệ tạm ứng thanh toán

Shokri-Ghasabeh & Chilese (2016)

D5

Số lượng đối thủ cạnh tranh dự kiến

El-mashaleh (2013); Jarkas et al. (2013)

D6

Năng lực của các đối thủ dự kiến

El-mashaleh (2013)

Mức độ cạnh tranh

E1

Kinh nghiệm quá khứ, dự án tương tự

Guanghua Li1 (2020)

E2

Khả năng tài chính của doanh  nghiệp

Shash (1993)

E3

Thiết bị sẵn có

Ali Shash & Abdul – Hadi (1990)

E4

Khả năng nhân sự của công tu và nguồn lao động sẵn có

Egemen & Mohamed (2007)

Hiệu quả và quy mô của công ty

F1

Biến động tỷ giá ngoại tệ

Han et al. (2004), Han, Ki

F2

Lạm phát và sự biến động giá về thị trường

Wang et al. (2004), Gunhan & Arditi (2005)

F3

Tổng số gói thầu xây dựng

International Bid Preparation

F4

Chính sách của chính phủ

Shen et al. (2004)

Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc phương pháp AHP Fuzzy đối với 12 chuyên gia từ phía CĐT, các nhà thầu thực hiện dự án nguồn vốn FDI tại Việt Nam từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2021. Thang đo 1-9 được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong việc chuẩn bị đấu thầu dự án nguồn vốn FDI trên kết quả của một cuộc khảo sát thu thập tất cả số liệu cần thiết. Các tiêu chí chính lần lượt được so sánh với các tiêu chí khác ở cùng cấp độ. Các tiêu chí phụ cũng được so sánh lần lượt với các tiêu chí chính. Sự so sánh này sẽ tạo thành các ma trận so sánh cặp fuzzy. Sau khi xác định được cấu trúc thứ bậc, việc thiết lập các ma trận theo cấp bậc khác nhau được thực hiện. Đầu tiên là ma trận đánh giá mờ tổng thể, ma trận này đối xứng mỗi cạnh bao gồm các nhân tố từ A đến F (ma trận Z) và các tiêu chí trong nhóm nhân tố. Việc thiết lập ma trận này hoàn toàn giống như phương pháp AHP truyền thống. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở chỗ các so sánh cặp là các số fuzzy tam giác thay vì các số thực. Để chuyển đổi đánh giá 12 chuyên gia thành một bảng đánh giá đại diện cho toàn nhóm, tác giả sử dụng phương pháp trung bình nhân.

(Bảng 4: Thang đo fuzzy trong so sánh cặp)

Thang đo AHP

Thang đo FAHP

Diễn giải

1

(1, 1, 1)

Mức độ quan trọng của hai tiêu chí là như nhau

3

(3 - ∆, 3, 3 + ∆)

Tiêu chí đang xét quan trọng vừa phải so với tiêu chí còn lại

5

(5 -  ∆, 5, 5 + ∆)

Tiêu chí đang xét khá quan trọng so với tiêu chí còn lại

7

(7 - ∆, 7, 7 + ∆)

Tiêu chí đang xét rất quan trọng so với tiêu chí còn lại

9

(9 - ∆ , 9, 9 + ∆)

Tiêu chí đang xét vô cùng quan trọng so với tiêu chí còn lại

2,4,6,8

(x - ∆, x, x + ∆)

Trung bình của hai mức độ gần nhau

Ghi chú: Giá trị này dựa vào thang đo của Saaty (1980) = 1

là hệ số fuzzy.; Nguồn: Dựa vào Tesfamariam & Sadiq (2006)

4. Kết quả nghiên cứu

Các kết quả trọng số được tính bằng phương pháp AHP đóng vai trò then chốt khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc trúng thầu trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. Cụ thể, các trọng số được vận dụng trong thang đánh giá tổng hợp thành phần ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu của các nhà thầu trong nước, từ đó cho phép nghiên cứu xây dựng thang phân hạng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu.

(Bảng 5: Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu của các nhà thầu trong nước.)

STT

Nhân tố

Trọng số

Tiêu chí

Trọng số theo nhóm

Trọng số tổng hợp

1

A. Tiếp cận NĐT FDI, nguồn vốn

0.3936

A1

Thông qua sự giới thiệu tin cậy từ các nhóm hiệp hội doanh nghiệp nước sở tại

0.040

0.016

2

A2

Mức độ hỗ trợ và kết nối từ cục xúc tiến đầu tư - Bộ KHĐT nước sở tại

0.072

0.029

3

A3

Sự kết nối thông tin thường xuyên, mới nhất với BQL DA KCN, Khu kinh tế

0.085

0.033

4

A4

Sự kết nối thông tin thường xuyên, mới nhất và phòng phát triển dự án và khách hàng khu công nghiệp, khu kinh tế

0.084

0.033

5

A5

Thường xuyên chăm sóc khách hàng là NĐT hiện hữu, kế hoạch mở rộng dự án tương lai

0.453

0.178

6

A6

Bộ phận chuyên biệt tiếp cận nhóm NĐT FDI phù hợp văn hóa vùng miền

0.147

0.058

7

A7

Chiến lược của công ty phù hợp với định hướng chính sách của chính phủ

0.119

0.047

8

B.Độ chính xác của ước tính

 

B1

Vị trí dự án

0.049

0.003

9

B2

Sự sẵn có của nguyên vật liệu

0.142

0.007

10

B3

Chi phí nhân công, ca máy

0.180

0.009

11

B4

Độ chính xác và mức độ tin cậy báo giá từ các nhà thầu phụ và nhà cung cấp

0.166

0.009

12

B5

Chi phí gián tiếp

0.315

0.017

13

B6

Mức độ khó khăn phức tạp của dự án

0.149

0.008

14

C. Mức độ và sự thay đổi của mark-up

 

C1

Chi phí chung

0.348

0.020

15

C2

Mức lợi nhuận

0.366

0.021

16

C3

Chi phí rủi ro & Bảo hành

0.286

0.017

17

D. Mức độ cạnh tranh

 

D1

Tính hấp dẫn của hồ sơ dự thầu

0.271

0.063

18

D2

Tài chính & dòng tiền của dự án

0.269

0.063

19

D3

Loại hợp đồng

0.080

0.019

20

D4

Tỷ lệ tạm ứng thanh toán

0.115

0.027

21

D5

Số lượng đối thủ cạnh tranh dự kiến

0.159

0.037

22

D6

Năng lực của các đối thủ dự kiến

0.106

0.025

23

E. Hiệu quả và quy mô của công ty

0.1192

E1

Kinh nghiệm quá khứ, dự án tương tự

0.681

0.081

24

E2

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

0.174

0.021

25

E3

Thiết bị sẵn có

0.074

0.009

26

E4

Khả năng nhân sự của công ty và nguồn lao động sẵn có

0.072

0.009

27

F. Các điều kiện thị trường

0.1433

F1

Biến động tỷ giá ngoại tệ

0.227

0.032

28

F2

Lạm phát và sự biến động giá về thị trường

0.245

0.035

29

F3

Tổng số gói thầu xây dựng

0.070

0.010

30

F4

Chính sách của chính phủ

0.459

0.066

Nguồn: Khảo sát ý kiến chuyên gia, 2021

Trên đây là mức độ quan trọng của hệ thống các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu của các nhà thầu trong nước. Các chỉ tiêu sắp xếp theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

A-Nhân tố tiếp cận vốn đầu tư: Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 tiêu chí đo lường nhân tố tiếp cận đầu tư được đánh giá là có độ tin cậy, nhất quán và phù hợp với thực tiễn triển khai đấu thầu các dự án FDI của các nhà thầu. Tiếp cận NĐT FDI (w1 = 0.3936) là quan trọng nhất, các đơn vị tổng thầu xây dựng trong nước cần phải xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu thích ứng, linh hoạt với văn hóa của chủ đầu tư, sự thay đổi của thị trường, thể chế chính sách. Trong đó tập trung vào việc phân tích giá dự thầu, các đối thủ cạnh tranh trong quá khứ mà đưa ra quyết định về lợi nhuận gộp cho mỗi dự án khác nhau. Chiến lược tiếp cận tới từng khách hàng mang tính chất marketing truyền thống, cục bộ xuất phát từ nội tại và chiến lược của từng nhà thầu mà chưa thể hoạch định ra một chiến lược chung, cụ thể phù hợp với tình hình nước sở tại. Sự đồng điệu về văn hóa, khả năng của công ty tổng thầu có đủ các chuyên gia có kinh nghiệm cho từng nhóm dự án cụ thể hay không, phải xác định thế mạnh về thị trường khách hàng của mình là ai, tiêu chí là gì; khách hàng đến từ châu Âu, Mỹ, Hồng Kông sẽ khác với khách hàng đến từ Nhật và Trung Quốc. Ngoài sự hài lòng về chất lượng dự án, một tiêu chí nữa cần phải chú trọng đó là việc thường xuyên kết nối trao đổi hỗ trợ với những CĐT hiện hữu, đưa ra những chính sách dịch vụ sau giai đoạn vận hành đi vào sử dụng, qua đó sẽ mở rộng được chuỗi khách hàng tin cậy, sử dụng các công cụ số như phần mềm CRM… để quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả hơn.

D-Mức độ cạnh tranh: Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 tiêu chí đo lường nhân tố mức độ cạnh tranh (Ali Shash và Abdul-Hadi, 1990; Shash (1993; Egemen và Mohamed, 2007; Duanghua Li, 2020) được đánh giá là có độ tin cậy, nhất quán và phù hợp với (w4=0.233). Một số lý do khách quan như sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vừa qua đã và đang tác động tới các ngành nghề nói chung và ngành xây dựng nói riêng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Bằng các quan sát thông thường dễ nhận thấy rằng thị trường xây dựng trong nước giảm một cách rõ rệt, các dự án xây dựng đang triển khai buộc phải dừng lại do chỉ thị của Chính phủ yêu cầu tạm ngưng để đảm bảo an toàn chống dịch cho toàn dân. Tuy nhiên, chưa có một chính sách nào rõ ràng cụ thể để đảm bảo sức khỏe cho người lao động khi dịch bệnh bùng phát, người lao động bắt buộc phải tìm cách di chuyển về địa phương để đảm bảo sinh tồn trước đại dịch. Một tác động không hề nhỏ là: Công trình xây dựng phải buộc tạm dừng không tạo ra sản lượng trong quá trình xảy ra dịch, trong khi đó bộ máy điều hành và các chi phí chung vẫn phải chi trả; công ty xây dựng lớn thì bị ảnh hưởng lớn, nhỏ thì ảnh hưởng ít hơn.

Theo số liệu thống kê từ các dự án ĐTNN vẫn tiếp tục tăng trong những năm đại dịch, một phần thị phần sẽ được chia sẻ sang một số tổng thầu truyền thống nên trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu lại càng khắc nghiệt hơn chưa kể tới các nguy cơ rủi ro về nguồn vốn, cấu trúc tài chính bị ảnh hưởng hoặc phá vỡ do một số nhà thầu giảm lợi nhuận dự án tới mức tối thiểu để trúng thầu, mục đích để có nguồn vốn ngắn chậm trễ tiến độ do việc khó khăn huy động nhân lực trong và sau đại dịch dẫn đến sự phạt hợp đồng từ phía chủ đầu tư, sự không chắc chắn về các điều khoản hợp đồng trong tình hình mới.

F-Các điều kiện thị trường: Kết quả nghiên cứu cho tháy 6 tiêu chí đo lường các điều kiện thị trường đều đạt độ tin cậy, nhất quán và phù hợp và rất quan trọng đến sự thành công trong ĐTXD với trọng số (w6=0.143). Theo dòng nghiên cứu trước của Drew và Kitmore (1999), Han, Diekmann (2001), El-mashaleh (2013); Jarkas et al. (2013); Shokri-Ghasabeh &Chilese (2016), Hanák et al. (2021) để thành công trong đấu thầu xây dựng, các nhà thầu cần phải thích tốt ở cấp độ vĩ mô (ngành) và ở cấp độ vi mô (công ty). Thông thường các dự án vốn ĐTNN sẽ được CĐT sử giao thầu trọn gói EPC, Turnkey nên đơn giá và giá trị gói thầu được các bên liên quan chốt ngay từ lúc giao thầu, trừ khi có thỏa thuận khác. Do đó đơn vị trúng thầu phải hoạch định chiến lược để để liên hệ, thỏa thuận và hợp tác với các đơn vị cung cấp. Biến động về tỷ giá ngoại tệ thông thường với các gói thầu thiết bị ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận tổng thể của dự án, một số gói thầu trung và dài hạn vì vậy nhà thầu phải luôn để tâm đến vấn đề về lạm phát và biến động giá trên thị trường. Cần cập nhật thường xuyên các chính sách của chính phủ để nắm bắt được cơ chế chính sách.

E-Hiệu quả và quy mô của công ty: Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 tiêu chí đo lường các điều kiện thị trường đều đạt độ tin cậy, nhất quán và phù hợp và rất quan trọng đến sự thành công trong ĐTXD với trọng số (w5=0.119). Kết quả này đồng quan điểm với Han et al. (2004), Shen et al. (2004), Wang et al. (2004), Gunhan & Arditi (2005), Han, Kim và Kim (2007), International Bid Preparation cho rằng các đặc điểm của công ty, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả theo quy mô là yếu tố quyết định đến khả năng thắng thầu trong xây dựng công trình. Việc một doanh nghiệp xây dựng yếu kém trúng một gói thầu lớn là bất khả thi trong thời đại mới. Do dó, việc xây dựng một doanh nghiệp ổn định, mạnh về chuyên môn, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn từ đó tạo ra của cải vật chất, mua sắm tài sản thiết bị để phục vụ cho các dự án của doanh nghiệp. Các hoạt động cộng đồng cần được quan tâm qua đó quảng bá được thương hiệu của công ty một cách rộng rãi. Trong quá trình tham gia đấu thầu, để đáp ứng được một số tiêu chí quốc tế thì điểm chấm thầu dựa trên đánh giá về kinh nghiệm các dự án tương tự đã thực hiện thành công trong quá khứ, sức khỏe tài chính, nhân sự, máy móc, thiết bị, sự đóng góp của doanh nghiệp với xã hội…Vì vậy xây dựng một mô hình công ty tổng thầu hiệu quả có quy mô là một lợi thế lớn trong quá trình tham gia đấu thầu cũng như là hội nhập quốc tế.

C-Mức độ và sự biến đổi của mark-up: Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 tiêu chí đo lường nhân tố này đều đạt độ tin cậy, nhất quán và phù hợp với trọng số (w3=0.0585). Theo International Bid Preparation, Mark- up là một hành vi phân tích đấu thầu dựa trên sự so sánh năng lực nội tại của các nhà thầu cạnh tranh, mark-up tăng thì lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc giảm xác suất trúng thầu, mark-up thấp thì tăng khả năng thắng thầu. Do đó, để làm sao xác định được mark-up tối ưu để cơ hội trúng thầu là cao nhất và có lợi nhuận là một thách thức lớn. Người quản lý dự án trong giai đoạn đấu thầu để quản lý rủi ro và phối hợp các bên liên quan góp phần không nhỏ trong sự thành công của gói thầu; đề xuất các biện pháp tối ưu tăng lợi nhuận cho nhà thầu và giảm thiểu chi phí rủi ro. Tùy theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nhận diện được yêu cầu từ phía CĐT, các công ty đối thủ tham gia đấu thầu theo đó người quản lý dự án trong giai đoạn đấu thầu tổng hợp báo cáo một cách cụ thể tới ban lãnh đạo quyết định giá trị mark-up. Điển hình là tiêu chí dự án của CĐT Trung Quốc sẽ chú trọng vào giá rẻ và thời gian hoàn vốn bỏ qua các tiêu chí bền vững và bảo vệ môi trường. Các dự án đến từ Nhật và Châu Âu…chú trọng vào chất lượng, bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn xanh thân thiện với môi trường vào dự án. Thực trạng tại một số công ty xây dựng tổng thầu vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa đưa ra được cơ cấu giá nội bộ của họ dẫn đến trường hợp sau hi dự án trúng thầu nhà thầu rơi vào trạng thái thi công tự do, mặc dù có sự kiểm soát về chi phí nhưng chưa chuẩn mực. Phần lớn các nhà quản lý đang tính toán dựa trên lợi nhuận mà chưa phân tích hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và vận hành dự án, định tính là dự án có lãi nhưng khi tổng kết dự án lại dự án báo lỗ.

B-Độ chính xác của ước tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 tiêu chí đo lường nhân tố này đều đạt độ tin cậy, nhất quán và phù hợp với quan điểm của Ahmad và Minkara (1988); Akintoye (2000), Shash (1993), Han và Diekmann (1988); Akintoye (2000), International Bid Preparation, Egemen & Mohamed (2007), Liu et al. (2007). Trong số các nhân tố đo lường sự thành công trong đấu thầu xây dựng, nhân tố này có trọng số thấp nhất với (w2=0.053). Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng người được lựa chọn giao nhiệm quản lý dự án trong giai đoạn đấu thầu yêu cầu phải là người có cả kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, bao quát được tất cả các quy trình và công việc trong giai đoạn đấu thầu. Đây là công việc cơ bản của phòng quản lý đấu thầu cần cung cấp số liệu chính xác nhất cho BLĐ công ty đưa ra phương thức chào giá tốt nhất. Công ty tổng thầu chuyên nghiệp có nguyên tắc hoạt động riêng sẽ đưa ra cơ cấu tính giá cụ thể cho từng dự án, bao gồm chi phí trực tiếp, mark-up và khác. Tùy từng thời điểm và tính rủi ro của thị trường mà ban giám đốc sẽ ra quyết định mức độ lợi nhuận, chi phí chung và rủi ro của gói thầu.

Nhìn chung, kết quả Fuzzy AHP cho thấy vai trò cũng như mức độ ưu tiên khác nhau của hệ thống tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu của các nhà thầu trong nước. Tất cả các chỉ số nhất quán đều không vượt quá 10%. Qua đó, có thể khẳng định các chuyeengia đã không thực hiện so sánh một cách ngẫu nhiên, cảm tính mà có sự nhất quán nhất định.

(Bảng 6: Tổng hợp chỉ số nhất quán)

 

Bảng so sánh cặp

Nhân tố

A

B

C

D

E

F

Chỉ số nhất quán

6.2%

5.9%

4.9%

2.4%

6.7%

7.5%

7.6%

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát chuyên gia

5. Kết luận

Trong nhiều lĩnh vực, AHP đã cho thấy sự hiệu quả giúp người nghiên cứu đưa ra những quyết định khó khăn trong việc hoạch định chính sách. Nghiên cứu này cho thấy ứng dụng của phương pháp AHP trong việc đánh giá và ra chiến lược đấu thầu trước các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có sự chênh lệch về mức độ quan trọng cũng như sự ưu tiên của các yếu tố giúp ban quản lý dự án cân nhắc trong quá trình quyết định đấu thầu, đây là những kết quả có ý nghĩa thực tiễn đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia và nhà quản trị doanh nghiệp. Phương pháp AHP còn cho phép người nghiên cứu kiểm tra sự nhất quán của người làm khảo sát và nhóm khảo sát đại diện. Kết quả phân tích AHP Fuzzy cho thấy sự phân hóa về mức độ quan trọng của hệ thống các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dwngjtrong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu của nhà thầu trong nước. Các chỉ tiêu sắp xếp theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp như sau: 1-Tiếp cận đầu tư FDI, nguồn vốn có 7 tiêu chí; 2-Mức độ cạnh tranh 6 tiêu chí; 3-Các điều kiện thị trường 4 tiêu chí; 4-Hiệu quả và quy mô của công ty 4 tiêu chí; 5-Mức độ và sự thay đổi của mark-up 3 tiêu chí và 6-Độ chính xác của ước tính với 6 tiêu chí.

Case study: Đứng trước một quyết định sẽ tham gia đấu thầu dự án A- B-C…nguồn vốn FDI, xác định dự án nào tốt nhất để tham gia. Đây là một thước đo định lượng hữu ích cho các nhà quản lý dự án lập kế hoạch khi thực hiện đấu thầu.

Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng, Số 11+12/2021

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)