Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2018. Số trang: 128.
Tác giả: Nguyễn Võ Thông, Trần Hùng, Đỗ Văn Mạnh, Đỗ Tiến Thịnh.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.002154 – Thư viện KHKT-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu tác động của tải trọng động đất lên các công trình vẫn còn tương đối mới tại Việt Nam. Hiện chúng ta đã có tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất (TCVN 9386:2012) được biên soạn từ tiêu chuẩn Eurocode 8 (2004) và một số quy định về giải pháp cấu tạo kháng chấn cho các cấu kiện dầm, sàn, tường chịu lực... và sửa chữa, gia cường cho các kết cấu nhà, công trình bị hư hỏng do động đất. Tuy nhiên, các giải pháp cấu tạo này vẫn tương đối ít và chưa đầy đủ nên cần thiết phải nghiên cứu bổ sung thêm cho phù hợp với từng đối tượng nhà cụ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn “Giải pháp cấu tạo kháng chấn cho công trình xây dựng dân dụng”.
Nội dung sách trình bày các giải pháp cấu tạo kháng chấn cho các công trình nhà ở, nhà công cộng thấp tầng có chiều cao từ 9 tầng trở xuống, có kết cấu chịu lực dạng khung chịu lực, tường chịu lực, hệ hỗn hợp khung - tường chịu lực đổ tại chỗ bằng bê tông, bê tông cốt thép, gạch đá (có và không có cốt thép), được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thông thường nhưng không tính toán, thiết kế theo tiêu chuẩn chịu động đất, được xây dựng ở trong các vùng có đỉnh gia tốc nền thiết kế ag nằm trong khoảng 0,04 đến 0,08g, tương ứng với cấp động đất là cấp VI theo thang MSK-64, (động đất yếu). Khu vực xây dựng không nằm trong các vùng có nguy cơ trợt lở, lún hoặc xảy ra hiện tượng hóa lỏng nền đất khi có động đất yếu.
Nội dung sách gồm 05 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Những quy định chung về cấu tạo kháng chấn.
Chương 3: Cấu tạo kháng chấn cho kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép.
Chương 4: Cấu tạo kháng chấn cho kết cấu gạch đá.
Chương 5: Cấu tạo kháng chấn khi sửa chữa, phục hồi, gia cường kết cấu.
Thư viện Bộ Xây dựng