Tác giả: GS.TS. Hồ Sĩ Minh.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2011. Số trang: 361 và ảnh.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001821 – Thư viện KHKT-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Đất nước ta ngày càng đổi mới, các công trình xây dựng nhà ở, xây dựng công nghiệp, thủy lợi, giao thông... phát triển nhanh chóng, trong đó phải sử dụng rất nhiều loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công. Nhiều loại hình công việc thường xuyên phải đối mặt với tai nạn, chấn thương khác nhau xảy ra liên tiếp, phát sinh và gây ra các bệnh nghề nghiệp. Chính vì vậy, các kỹ sư làm việc trong ngành Xây dựng - dù là người thiết kế, người thi công hay nhà quản lý, nhà chuyên môn làm công tác an toàn, cần hiểu biết và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác an toàn.
Nội dung cuốn sách giới thiệu các phương pháp luận về nhận biết có tính hệ thống 7 nhóm tai nạn và cách phòng tránh tai nạn trong giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch, với những nguyên tắc đơn giản của hệ thống kỹ thuật an toàn. Ngoài ra, sách còn cung cấp các phương pháp để phòng tránh thiệt hại, hạn chế chấn thương và tai nạn chết người, cũng như có cách nhìn tổng quát để nhận biết về sự tin cậy sử dụng thiết bị, máy móc trong phác thảo dự án xây dựng. Sách cũng đưa ra những hướng dẫn thực hành về kỹ thuật an toàn và phòng tránh tai nạn từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
Cuốn sách sẽ là tài liệu thực sự bổ ích, là cẩm nang về an toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng cho kỹ sư xây dựng, các cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, các thanh tra viên, kiểm tra viên kỹ thuật an toàn và công nhân làm việc trực tiếp trên các công trường xây dựng, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Sách gồm 2 phần chính như sau:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động.
Chương 1: Luật pháp về bảo hộ lao động.
Chương 2: Nhận dạng loại tai nạn, chấn thương, bệnh nghề nghiệp.
- Phần thứ hai: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng.
Chương 3: Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy, thiết bị thi công trong xây dựng.
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
Chương 5: Kỹ thuật an toàn thi công công trình phần dưới mặt đất (phần ngầm).
Chương 6: Kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.
Chương 7: Kỹ thuật an toàn trong thi công lắp ghép.
Chương 8: An toàn trong đi lại, leo trèo làm việc, bị vật rơi và ngã cao.
Chương 9: Kỹ thuật an toàn thi công trong không gian hẹp và dưới nước.
Chương 10: Kỹ thuật an toàn đối với chi tiết cơ khí các bộ phận chuyển động.
Chương 11: Tai nạn bình khí nén - Biện pháp an toàn.
Chương 12: Biện pháp an toàn xe, máy di chuyển trên công trường.
Chương 13: Kỹ thuật an toàn nổ mìn và khai thác đá.
Chương 14: Kỹ thuật an toàn bảo vệ chống sét.
Chương 15: Biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu; giảm bụi, tiếng ồn và rung động.
Chương 16: Kỹ thuật an toàn về chiếu sáng, thông gió và chống ẩm mốc.
Chương 17: Kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Chương 18: An toàn lao động và vệ sinh công trường.
Chương 19: Phương pháp sơ cứu các trường hợp tai nạn.
Phụ lục 1: Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo hộ lao động.
Phụ lục 2: Một số tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn xây dựng và vệ sinh lao động.
Phụ lục 3: Một số tiêu chuẩn Quốc tế về kỹ thuật an toàn xây dựng và vệ sinh lao động.
Phụ lục 4: Danh mục các bệnh nghề nghiệp.
Phụ lục 5: Nồng độ cho phép một số chất có trong không khí tại cơ sở sản xuất ở Việt Nam.
Phụ lục 6: Biển báo hiệu và tín hiệu cảnh báo nguy hiểm trên công trường xây dựng.
Thư viện Bộ Xây dựng