Tóm tắt nội dung:
Hoả hoạn có sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ngày nay, tốc độ đô thị hoá nhanh, các khu công nghiệp, các tổ hợp văn phòng và khu chung cư cao tầng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây là một thách thức lớn đối với công tác phòng cháy chữa cháy nói chung và phòng cháy chữa cháy công trình ngầm nói riêng.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, các dạng công trình ngầm ngày càng nhiều, công năng ngày càng phát triển, lại nằm sâu dưới lòng đất, không gian bị bao kín và giao thông với mặt đất hạn chế, đòi hỏi những điều kiện về an toàn sinh mạng cho người sử dụng cao. Vì vậy, vấn đề an toàn cháy với công trình ngầm phải được coi trọng.
Ngoài ra, khi thiết kế, thi công và sử dụng công trình ngầm, một vấn đề không kém phần quan trọng là việc phòng chống nhiễm độc cho công trình ngầm, vì đây là môi trường kín, dài và sâu, nên nguy cơ nhiễm độc khi thi công xây dựng và sử dụng rất cao.
Nội dung sách đề cập đến một số giải pháp về phòng, chống cháy nổ và nhiễm độc cho xây dựng công trình ngầm. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm công tác thiết kế quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, thiết kế phòng cháy chữa cháy công trình ngầm; người quản lý và trực tiếp thi công, sử dụng công trình ngầm.
Sách gồm các nội dung sau:
- Phần I: Phòng chống cháy nổ khi xây dựng công trình ngầm.
Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và các nguyên nhân gây cháy nổ.
Chương 2: Các biện pháp phòng chống cháy nổ khi xây dựng công trình ngầm.
- Phần II: Phòng chống nhiễm độc khi xây dựng công trình ngầm.
Chương 3: Khái niệm, các loại và nguyên nhân gây nhiễm độc khi xây dựng công trình ngầm.
Chương 4: Các biện pháp phòng chống nhiễm độc khi xây dựng công trình ngầm.
Phụ lục 1: Giới thiệu một số biển báo và tín hiệu về cháy nổ.
Phụ lục 2: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Phụ lục 3: Kỹ thuật vận hành các thiết bị phòng chống cháy, nổ.
Phụ lục 4: Một số ví dụ về cháy nổ trong công trình ngầm.
Phụ lục 5: Lịch sử phát triển công trình ngầm.
Thư viện Bộ Xây dựng