Tác giả:TS. Ngô Quang Trường.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2010. Số trang: 172
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001734 – Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Tấm 3D là một vật liệu khá mới mẻ đối với xây dựng Việt Nam hiện nay Ưu điểm của tấm là được sản xuất hàng loạt, với hệ thống tự động hoá cao tại công xưởng, nên giá thành có thể chấp nhận được, tiến độ thi công nhanh, chất lượng đảm bảo, công nghiệp hoá được ngành Xây dựng.
Tấm 3D có thể thay thế cho vật liệu gạch truyền thống, tránh được hiện tượng đào đất làm gạch, hạn chế được việc nung đốt gạch gây ô nhiễm cho môi trường.
Kết hợp được phương pháp thi công lắp ghép và bê tông toàn khối, có thể tạo được bất kỳ hình dạng nào theo thiết kế.
Tấm 3D không độc hại cho người và vật nuôi, không bị mối, mọt, kiến, gián, chuột gặm nhấm, không bị nứt nẻ, không bị thấm nước, không bị dột, chống được gió bão hơn 300 km/giờ, chịu được động đất đến 7,5 độ Richter, cách nhiệt, chống cháy 1000 oC đến hơn 2 giờ/loại tường 10 cm, cách âm Rw 42 Dh (độ cho phép nhà thường là Rw 70 Dh), tuổi thọ của nhà bê tông cốt thép nhẹ 3 chiều, có lõi cách âm, cách nhiệt bằng Panel 3D từ 50 đến 100 năm.
Thi công tốn rất ít khối lượng cốp pha, giàn giáo. Bên cạnh đó, do nhà được cách nhiệt tốt nên có thể giảm được chi phí tiêu hao điện năng trong quá trình sử dụng công trình.
Công nghệ sản xuất này đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ACI) và chất lượng xây dựng Hoa Kỳ: SBCCI, ICBO, BOCA và HUD-USA, ISO 9002 - Tawan & Euro.
Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:
Phần I: Quy trình thiết kế tấm vật liệu 3D.
Chương 1: Tổng quan về kết cấu xây dựng
Chương 2: Tính toán tấm 3D.
Chương 3: Thiết kế nhà bằng tấm vật liệu 3D.
Chương 4: Công trình đúc sẵn.
Chương 5: Cấu tạo một số chi tiết.
Chương 6: Cách tính toán theo các tác giả và các nhà nghiên cứu hiện hành ở Việt Nam.
Chương 7: Các ví dụ tính toán.
Phần II: Quy trình thi công tấm vật liệu 3D.
Chương 1: Thi công nhà bằng tấm 3D.
Chương 2: Định mức thi công nhà 3D.
Phần III: Phụ lục.
Thư viện Bộ Xây dựng