Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, KS.CC. Hồ Sỹ Nhiếp, TS. Nguyễn Kim Hoàng....
Nhà xuất bản: Xây dựng.Năm 2012.Số trang: 246.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001859 - Thư viện KHKT-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được nâng cao, hàng năm rác thải cũng tăng lên với tốc độ 10%. Ngày nay rác thải đã trở thành một tai họa chung của nhân loại. Hàng ngày lượng rác thải của các thành phố trên thế giới thải ra nhiều đến mức báo động.
Trong mắt người bình thường thì rác thải là nguồn ô nhiễm môi trường, nguồn truyền bệnh, hầu như không có ích lợi gì. Nhưng các nhà khoa học lại cho rằng, rác thải là một nguồn của cải có giá trị có thể khai thác được.
Hiện nay ở những quốc gia phát triển phần nhiều dùng các phương pháp xử lý tổng hợp như thu hồi, phân loại, xử lý gia công, thiêu đốt ... khiến cho rác thải được tái sinh, biến thành của cải.
Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những ý nghĩa thiết thực như:
Giám đáng kể lượng chất thải rắn phải xử lý, từ đó giảm công suất của công trình xử lý nên sẽ tiết kiệm diện tích chôn lấp, hoặc giảm bớt kinh phí đầu tư cho nhà máy xử lý (đốt chế biến phân bón) và giảm tác động xấu đến môi trường.
Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn để cung cấp cho một số ngành sản xuất, sinh hoạt. Do đó tận dụng vật liệu, năng lượng tái sinh thay thế cho nguyên vật liệu gốc phải khai thác từ thiên nhiên, nên sẽ tiết kiệm tài nguyên thiết thực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải rắn khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao, do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý.
Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất...
Nội dung sách được bố cục thành 7 chương như sau:
Chương 1: Kinh tế sản xuất.
Chương 2: Kinh tế chất thải.
Chương 3: Khái quát chung về chất thải rắn.
Chương 4: Thu hồi, tái chế chất thải rắn đô thị.
Chương 5: Thiết kế và vận hành các công trình lưu giữ và xử lý chất thải rắn nguy hại.
Chương 6: Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp.
Chương 7: Các vấn đề bất cập về quản lý chất thải rắn và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Thư viện Bộ Xây dựng