Tác giả:GS. Uwe Starossek (Trường Đại học kỹ thuật Hamburg, Germany).Người dịch: GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Nguyễn Phong Điền...
Nhà xuất bản:Xây dựng.Năm 2012.Số trang: 130.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001840 - Thư viện KHKT-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Sụp đổ lũy tiến được cho là hình thức phá hủy đột ngột nhất và đáng sợ nhất trong kỹ thuật công trình. Nó thường xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại lớn. Mặc dù đã nhận thức được trong một thời gian dài, nhưng các phá hủy như vậy có thể xảy ra, điều này hầu như không được phản ánh, cho đến gần đây, một nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện một cách tương xứng. Kể từ khi vụ đánh bom Tòa nhà liên bang Alfred P. Murrrah vào năm 1995 và nhất là kể từ sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, khi hai tòa nhà của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) bị phá hủy do khủng bố, những nghiên cứu về sụp đổ lũy tiến đã được tăng cường một cách rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh cụ thể của vấn đề và vẫn không có tính tổng quát. Các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành còn thiếu khả năng ứng dụng tổng quát.
Cuốn sách “Sụp đổ lũy tiến của công trình” nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa ứng dụng cụ thể và ứng dụng tổng quát. Cuốn sách giới thiệu một cách toàn diện hiện tượng sụp đổ lũy tiến, các trình tự và áp dụng mang tính tổng quát, cung cấp hướng dẫn cho các kỹ sư thực hành một cách có hệ thống, thực tế và để cung cấp cho một triển vọng phát triển trong tương lai.
Nội dung cuốn sách mang tính khép kín và đòi hỏi một sự hiểu biết cơ bản trong phân tích và thiết kế kết cấu, nó cũng phù hợp cho đào tạo nâng cao ở bậc đại học và sau đại học.
Sách gồm các vấn đề sau:
1. Giới thiệu chung.
2. Phân loại sụp đổ lũy tiến.
3. Các phương pháp thiết kế hiện nay.
4. Thiết kế chống lại sụp đổ lũy tiến.
5. Các phương pháp thiết kế.
6. Các ứng dụng.
7. Thước đo độ bền vững và sức kháng sụp đổ.
8. Kết luận.
Thư viện Bộ Xây dựng