Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định các thiết bị điều khiển, nút bấm và bộ phận hiển thị phải được cung cấp khi chế tạo và lắp đặt thang máy không chỉ tính đến loại điều khiển sử dụng cho thang máy mà còn tính đến việc đảm bảo khả năng sử dụng dễ dàng đối với người khuyết tật (động cơ và/hoặc bộ cảm biến).
Phụ lục B đưa ra các yêu cầu riêng về sử dụng. Phần mô tả điều khiển được đưa ra chỉ để xác định các nút bấm và bộ phận hiển thị, chứ không phải là nội dung mô tả hoàn chỉnh cũng như không quy định các yêu cầu tiêu chuẩn hoá đối với các thiết bị điều khiển này.
Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu đối với tay vịn khi chúng được lắp trong cabin.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thang máy từ loại I đến loại IV và loại VI như quy định trong TCVN 5744-1 và TCVN 5744-2.
Thang máy tập hợp điều khiển nhóm có những chức năng điều khiển giống nhau và được kết nối về điện sao cho chúng vừa hoạt động tốt, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế. Độ phức tạp của hệ thống thang máy này phụ thuộc vào số lượng thang máy và lưu lượng giao thông. Vì vậy, tiêu chuẩn này không đề cập đến những ký hiệu bổ sung mà nhà sản xuất có thể cho là hữu dụng (ví dụ: “cabin kế tiếp”, “hãy đứng xa cửa”).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
- Các đặc điểm riêng biệt (và những ký hiệu tương ứng) như: các đặc điểm cụ thể để cải tiến hoạt động của thang máy dùng trong bệnh viện; màn hình cảm ứng hoặc các bộ kích hoạt bằng lời nói.
- Các thiết bị xử lý tốc độ chuyển động trong trường hợp cửa đóng, mở tự động (có độ trễ thời gian khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn khác nhau, nút bấm đóng cửa…).
Cần tuân thủ các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này trong mọi trường hợp nếu như tất cả thang máy được trang bị các thiết bị điều khiển và các ký hiệu cơ bản. Ngoài ra, có thể sử dụng tiêu chuẩn này khi phát triển các chức năng ký hiệu bổ sung khác.
Thư viện Bộ Xây dựng