Tên sách: Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực

Thứ ba, 14/04/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: PGS.TS. Đặng Gia Nải.

Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2009. Số trang: 179 và ảnh.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001676-Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Đã gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông bằng kết cấu BTCT dự ứng lực. Ngày nay, với các công nghệ mới tiên tiến như đúc hẫng, đúc đẩy, cho phép các nước có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống. Đối với công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nó ngay từ những năm 1960 trên cơ sở công nghệ đúc đẩy toàn khối, đã áp dụng thành công ở một số công trình như Ager (Áo), Caroni (Venezuela).

Kinh nghiệm của các nước cho biết, công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ được áp dụng nhiều nhất cho những cầu có khẩu độ nhịp vừa phải từ 30 đến 80m, tối ưu nhất là từ 40 đến 60m. Đối với công nghệ này, do toàn bộ quá trình đúc và đẩy được thực hiện theo nguyên tắc luân phiên, lặp đi lặp lại trong một bộ ván khuôn cố định đặt trên bệ đúc phía sau mố, nên tạo khả năng phát huy cao yếu tố cơ giới hoá và hợp lý hoá của quá trình sản xuất, cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng chuyên môn hoá trong các thao tác công nghệ của đội ngũ công nhân. Do những lợi thế đó nên nhiều nước đã áp dụng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ để xây dựng nhiều cầu với chiều dài lớn… Ngày nay, đã có nhiều cầu chiều dài lớn hơn 1.000m được thực hiện bằng công nghệ này.

Ở nước ta, công nghệ đúc đẩy được bắt đầu quan tâm đến vào thời gian đầu của thập kỷ 90. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên nguồn tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với một số kết quả nghiên cứu của Đề tài KC 10-09 “Công nghệ xây dựng các nhịp cầu BTCT dự ứng lực khẩu độ lớn” thuộc chương trình KC 10, do Viện KHCN Giao thông vận tải chủ trì, thông qua việc áp dụng thành công một số công trình cầu đang được xây dựng.

Sách gồm 7 chương như sau:

Chương 1: Công nghệ đúc đẩy và quá trình áp dụng – phát triển.

Chương 2: Thiết kế nhịp dầm cầu BTCT dự ứng lực bằng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ.

Chương 3: Xây dựng hệ thống phần mềm tự động hoá thiết kế.

Chương 4: Thiết kế kết cấu phụ trợ.
 
 
 
Chương 5: Thiết kế công nghệ đổ bê tông.
 
 
 
Chương 6: Căng kéo bó cáp dự ứng lực.
 
 
 
Chương 7: Thiết kế công nghệ đẩy dầm.

 

Thư viện Bộ Xây dựng

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)