Nội dung tài liệu:
Tập 1 gồm 35 TCVN về Vật liệu và phương pháp thử, do Bộ Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.
*. TCVN 8816: 2011. Nhũ tương nhựa đường polime gốc axit. (Specification for polymer modified cationic emulsified asphalt).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng của nhũ tương nhựa đường polime gốc axit, là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhũ tương nhựa đường polime axit dùng trong xây dựng.
*. TCVN 8817-1 ÷ 8817-15: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 354: 2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8817: 2011. Nhũ tương nhựa axit - Phương pháp thử (Cationic emulsified asphalt – Test method), gồm 15 phần như sau:
Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 8817-1: 2011. (Cationic emulsified asphalt – Part 1: Specification).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng của nhũ tương nhựa đường axit, là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhũ tương nhựa đường axit dùng trong xây dựng.
Phần 2: Xác định độ nhớt Saybolt Furol. TCVN 8817-2: 2011. (Part 2: Test method for saybolt furol viscosity)
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhớt của nhũ tương nhựa đường bằng nhớt kế Saybolt Furol.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 3: Xác định độ lắng và độ ổn định lưu trữ. TCVN 8817-3: 2011. (Part 3: Test method for settlement and storage stability).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng duy trì được tính đồng nhất của mẫu nhũ tương nhựa đường trong khi lưu trữ. Áp dụng đối với nhũ tương nhựa đường được sản xuất từ nhựa nửa cứng hoặc nhựa lỏng, nước và chất nhũ hóa.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 4: Xác định lượng hạt quá cỡ (Thử nghiệm sàng). TCVN 8817-4: 2011. (Part 4: Test method for oversized particles (Sieve test).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng những hạt (hạt nhựa đường hoặc những vật rắn khác) có kích cỡ lớn hơn 850 μm có trong nhũ tương nhựa đường.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 5: Xác định điện tích hạt. TCVN 8817-5: 2011. (Part 5: Test method for particle charge).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này được sử dụng để nhận biết nhũ tương nhựa đường axit. Những hạt có tích điện dương được nhận biết như là cation.
Phần 6: Xác định độ khử nhũ. TCVN 8817-6: 2011. (Part 6: Test method for determining demulsibility).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ khử nhũ của nhũ tương nhựa đường axit và nhũ tương nhựa đường kiềm loại RS (phân tách nhanh) và loại MS (phân tách vừa).
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 7: Thử nghiệm trộn với xi măng. TCVN 8817-7: 2011. (Part 7: Test method for cement mixing).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm trộn nhũ tương nhựa đường với xi măng để xác định hoặc phân loại nhũ tương nhựa đường phân tách chậm là loại SS (nhũ tương nhựa đường kiềm phân tách chậm) hay CSS (nhũ tương nhựa đường axit phân tách chậm).
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 8: Xác định độ bám dính và tính chịu nước. TCVN 8817-8: 2011. (Part 8: Test method for coating ability and water resistance).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng bám dính của nhũ tương nhựa đường với cốt liệu đá vôi, khả năng bám dính sau khi phun rửa nước sau quá trình trộn. Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng với các loại cốt liệu khác.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 9: Thử nghiệm chưng cất. TCVN 8817-9: 2011. (Part 9: Test method for distillation).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa và hàm lượng dầu có trong nhũ tương nhựa đường.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 10: Thử nghiệm bay hơi. TCVN 8817-10: 2011. (Part 10: Test method for evaporation).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa có trong nhũ tương nhựa đường.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 11: Nhận biết nhũ tương nhựa đường axit phân tách nhanh. TCVN 8817-11: 2011. (Part 11: Test method for indentification of rapid-setting cationic emulsfied asphalt).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này dùng để nhận biết nhũ tương nhựa đường axit phân tách nhanh. Đặc tính không dính bám với một loại cát silic chuẩn giúp phân biệt được nhũ tương nhựa đường axit với loại phân tách vừa và phân tách chậm.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 12: Nhận biết nhũ tương nhựa đường axit phân tách chậm. TCVN 8817-12: 2011. (Part 12: Test method for indentification of slow-setting cationic emulsfied asphalt).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này dùng để nhận biết nhũ tương nhựa đường axit phân tách chậm nếu như kết quả thử nghiệm điện tích hạt không thể kết luận được.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 13: Xác định khả năng trộn lẫn với nước. TCVN 8817-13: 2011. (Part 13: Test method for miscibility of emulsfied asphalt).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại nhũ tương nhựa đường phân tách vừa và phân tách chậm, không áp dụng cho nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 14: Xác định khối lượng thể tích. TCVN 8817-14: 2011. (Part 14: Test method for demermining density).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này dùng để xác định khối lượng thể tích của nhũ tương nhựa đường, khối lượng thể tích của nhũ tương nhựa đường được xác định thông qua khối lượng của nhũ tương nhựa đường chứa trong một bình đong biết trước thể tích.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
Phần 15: Xác định độ bám dính với cốt liệu tại hiện trường. TCVN 8817-15: 2011. (Part 15: Test method for demermining field coating).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm nhanh tại hiện trường để xác định độ dính bám với cốt liệu của nhũ tương nhựa đường.
- Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.
*. TCVN 8818: 2011. Nhựa đường lỏng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, bao gồm 5 phần như sau:
Nhựa đường lỏng. Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 8818-1: 2011. (Cut-back asphalt - Part 1: Specifications).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa lỏng theo mác tương ứng với từng loại, các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa lỏng. Tiêu chuẩn này là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhựa lỏng dùng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.
- Việc lựa chọn các loại, mác nhựa lỏng dùng cho xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi cần phải căn cứ vào mục đích xây dựng, công nghệ thi công, điều kiện khí hậu nơi xây dựng và phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật về thí nghiệm, thi công, kiểm tra, nghiệm thu hiện hành.
Nhựa đường lỏng - Phương pháp thử. Phần 2: Thử nghiệm xác định nhiệt độ bắt lửa. TCVN 8818-2: 2011. (Cut-back asphalt – Test method. Part 2: Test method for flash point).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định điểm chớp cháy của nhựa lỏng có điểm chớp cháy không lớn hơn 930C.
Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm lượng nước. TCVN 8818-3: 2011. (Part 3: Test method for water content).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chưng cất để xác định hàm lượng nước có trong nhựa lỏng.
Phần 4: Thử nghiệm chưng cất. TCVN 8818-4: 2011. (Part 4: Test method for water distilation).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chưng cất để xác định hàm lượng chất lỏng và hàm lượng nhựa có trong nhựa lỏng. Mẫu nhựa thu được sau thí nghiệm được sử dụng để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật; các chỉ tiêu kỹ thuật thí nghiệm trên mẫu nhựa này không nhất thiết đặc trưng cho tính chất của nhựa cơ sở trước khi sử dụng để chế tạo nhựa lỏng, cũng như tính chất của nhựa đường hình thành sau khi sử dụng nhựa lỏng tại một thời điểm nhất định nào.
Phần 5: Thử nghiệm xác định độ nhớt tuyệt đối (sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không). TCVN 8818-5: 2011. (Part 5: Test method for viscosity of asphalts by vacum capillary viscometer).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhớt tuyệt đối của nhựa đường lỏng tại nhiệt độ 600C với dải độ nhớt từ 0,0036 Pa.s đến 20.000 Pa.s. Phương pháp này sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không.
*. TCVN 8819: 2011. Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu. (Specification for construction of hot mix asphalt concrete pavement and acceptance).
TCVN 8819: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 249: 98 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, thi công chế tạo hỗn hợp, công nghệ thi công, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các lớp mặt đường bê tông nhựa (bê tông át phan) theo phương pháp trộn nóng rải nóng.
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc làm mới, sửa chữa, nâng cấp mặt đường ô tô, đường phố, bến bãi, quảng trường.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bê tông nhựa sử dụng nhựa đường có chất phụ gia cải thiện, bê tông nhựa đúc, bê tông nhựa có tính năng đặc biệt (lớp phủ bê tông nhựa mỏng có độ nhám cao, bê tông nhựa rỗng thoát nước có độ nhám cao, Stone Matrix Asphalt).
*. TCVN 8820: 2011. Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - Thiết kế theo phương pháp Marshall. (Standard practice for asphalt concrete mix design using Marshall method).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này đưa ra trình tự hướng dẫn thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa nóng theo phương pháp Marshall.
- Tiêu chuẩn này áp dụng với loại hỗn hợp bê tông nhựa chặt, sử dụng chất kết dính là nhựa đường thông thường (bitum) hoặc nhựa đường cải thiện (nhựa đường polime).
- Với loại hỗn hợp bê tông nhựa cấp phối gián đoạn, cấp phối hở, hỗn hợp đá - nhựa (stone matrix asphalt), ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này để thiết kế hỗn hợp, còn áp dụng các tiêu chuẩn bổ sung liên quan được quy định trong tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa tương ứng.
- Các yêu cầu kỹ thuật làm để cơ sở chấp thuận thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa nóng được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa.
*. TCVN 8860-1: 2011 ÷ TCVN 8860-12: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62: 84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8860: 2011. Bê tông nhựa - Phương pháp thử (Asphalt concrete - Test methods), gồm 12 phần:
Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall. TCVN 8860-1: 2011. (Part 1: Determination of Marshall stability and plasstic flow).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall của bê tông nhựa sử dụng nhựa đường đặc (viết tắt là BTN) có cỡ hạt lớn nhất danh định (theo sàng vuông) không vượt quá 19,0 mm.
- Tiêu chuẩn này cũng quy định phương pháp xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall cải tiến đối với BTN có cỡ hạt lớn nhất danh định lớn hơn 19,0 mm, nhưng không vượt quá 37,5 mm.
Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm. TCVN 8860-2: 2011. (Part 2: Determination of bitumen content using extraction centrifuge).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa có trong bê tông nhựa (BTN) bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm.
- Hỗn hợp cốt liệu thu được sau khi tách nhựa có thể sử dụng để thử nghiệm phân tích thành phần hạt.
Phần 3: Xác định thành phần hạt. TCVN 8860-3: 2011. (Part 3: Determination of particle size distribution).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng để xác định thành phần hạt cốt liệu của bê tông nhựa (BTN) thu được sau khi tách nhựa.
Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời. TCVN 8860-4: 2011. (Part 4: Determination of maximum specific gravity and density of loose bituminous paving mixtures).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa (BTN) ở trạng thái rời ở nhiệt độ 250C.
- Tỷ trọng lớn nhất BTN được sử dụng để tính độ rỗng dư của BTN đã đầm nén.
Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đầm nén. TCVN 8860-5: 2011. (Part 5: Determination of bulk specific gravity and unit weight of compacted bituminous mixtures).
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng khối (bulk specific gravity), khối lượng thể tích (unit weight) của mẫu bê tông nhựa (BTN) được chế bị trong phòng thử nghiệm hoặc khoan tại hiện trường. Kết quả thử nghiệm được dùng để xác định độ rỗng dư và độ chặt lu lèn của BTN.
- Phương pháp A: phương pháp cân trong nước, áp dụng với BTN có độ rỗng dư < 8,0 % và có độ hút nước không vượt quá hơn 2,0 %.
- Phương pháp B: phương pháp đo thể tích mẫu, áp dụng với BTN rỗng độ rỗng dư ≥ 8,0 %, hoặc BTN có độ hút nước lớn vượt quá 2,0 %.
Phần 6: Xác định độ chảy nhựa. TCVN 8860-6: 2011. (Part 6: Determination of draindown).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chảy nhựa của hỗn hợp bê tông nhựa (BTN), thường áp dụng đối với BTN có độ rỗng lớn bao gồm BTN cấp phối hở, BTN cấp phối gián đoạn để đánh giá khả năng ổn định chống chảy nhựa của hỗn hợp trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thi công.
Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát. TCVN 8860-7: 2011. (Part 7: Determination of fine aggregate angularity).
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ góc cạnh của cát (cát thiên nhiên, cát xay, hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay) ở trạng thái rời.
Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn. TCVN 8860-8: 2011. (Part 8: Determination of compaction coefficient).
Phạm vi áp dụng: Độ chặt lu lèn của bê tông nhựa (BTN) là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng lu lèn trong quá trình thi công và kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN.
Phần 9: Xác định độ rỗng dư. TCVN 8860-9: 2011. (Part 9: Determination of air voids).
Phạm vi áp dụng: Độ rỗng dư của bê tông nhựa (BTN) đã đầm nén là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp BTN, kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN.
Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu. TCVN 8860-10: 2011. (Part 10: Determination of voids in mineral aggregate).
Phạm vi áp dụng: Độ rỗng cốt liệu được sử dụng trong tính toán thiết kế và kiểm soát chất lượng bê tông nhựa (BTN).
Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa. TCVN 8860-11: 2011. (Part 11: Determination of voids filled with asphalt).
Phạm vi áp dụng: Độ rỗng lấp đầy nhựa là một trong nững chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa (BTN).
Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa. TCVN 8860-12: 2011. (Part 12: Determination of remaining stability).
Phạm vi áp dụng: Độ ổn định còn lại của bê tông nhựa (BTN) là một trong nững chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế và kiểm soát chất lượng BTN, được dùng để đánh giá ảnh hưởng của nước đối với BTN.
Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng