Tác giả: PGS.TS. Phạm Huy Khang.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2006. Số trang: 276.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001484 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Đã gần một thế kỷ - kể từ năm 1919 khi Việt Nam tiếp nhận chiếc máy bay đầu tiên, ngành Hàng không Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Chúng ta đã hình thành và phát triển ngành này thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Hiện tại chúng ta đã tạo ra được nền tảng của một ngành hàng không dân dụng hiện đại, có những tiềm năng và cơ hội, với sự phát triển đón đầu về kỹ thuật để hoà nhập vào ngành vận tải hàng không khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, vừa phải trải qua ba thập kỷ chiến tranh và từ điểm xuất phát quá thấp, phải thừa nhận rằng, so với ngành hàng không thế giới và khu vực, chúng ta còn quá nhiều việc phải làm, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không. Những vấn đề đặt ra cho ngành Hàng không Việt Nam là:
1. Quy hoạch hệ thống cảng hàng không và sân bay Việt Nam.
2. Cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng sân bay - máy bay.
3. Hệ thống quy trình quy phạm thiết kế, khai thác sân bay.
4. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nội dung cuốn sách góp phần trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành xây dựng sân bay - cảng hàng không, giúp cho các sinh viên, giáo viên và bạn đọc hiểu thêm về lĩnh vực này. Sách gồm 2 phần chính như sau:
- Phần 1: Thiết kế sân bay - cảng hàng không.
• Chương 1: Những vấn đề chung về vận tải hàng không.
• Chương 2: Tuyến hành không và cảng hàng không - phân loại và các yếu tố hình học sân bay.
• Chương 3: Những đặc điểm kỹ thuật của máy bay.
• Chương 4: Thiết kế các dải bay của sân bay.
• Chương 5: Thiết kế đường lăn bon, ke và chỗ đỗ của máy bay.
• Chương 6: Nguyên lý chung về quy hoạch cảng hàng không.
• Chương 7: Các trường hợp đặc biệt về thiết kế cảng hàng không.
- Phần II: Quy hoạch sân bay theo kiểu thẳng đứng.
• Chương 8: Yêu cầu đối với việc quy hoạch sân bay theo kiểu thẳng đứng.
• Chương 9: Thiết kế quy hoạch thẳng đứng bề mặt đất của các sân bay.
• Chương 10: Thiết kế quy hoạch thẳng đứng bề mặt đường nhân tạo của sân bay.
• Chương 11: Xác định khối lượng làm đất và thiết kế quy hoạch thẳng đứng của sân bay.
• Chương 12: Sử dụng các phương pháp toán học và máy tính khi thiết kế quy hoạch thẳng đứng sân bay.
• Chương 13: Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam.
Thư viện Bộ Xây dựng