Tên sách: Lắp ghép công trình dân dụng và công nghiệp

Thứ ba, 04/12/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: Lê Văn Kiểm.

Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2007. Số trang: 594 và ảnh.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001590 - Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì việc trang bị những kiến thức khoa học vững vàng, sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực công nghệ xây lắp là rất cần thiết đối với cán bộ và công nhân ngành Xây dựng.

Công nghiệp hoá xây dựng phải dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài, hướng đến các mục tiêu cụ thể là rút ngắn thời gian thi công, nâng cao năng suất lao động, giám giá thành, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động.

Công nghiệp hoá xây dựng còn phải dựa trên cơ sở một trình độ cơ giới hoá cao và đồng bộ trong lĩnh vực thi công lắp dựng và một công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khâu sản xuất các cấu kiện, được chế tạo trên những dây chuyền tự động hoá tại các nhà máy.

Xu hướng lắp ghép các kết cấu thép và bê tông cốt thép trên thế giới hiện nay là lắp ráp nhiều kết cấu nhỏ thành khối tổ hợp kết cấu lớn tại hiện trường xây dựng, rồi mới sử dụng các thiết bị cẩu lắp khoẻ để lắp đặt khối đó lên vị trí thiết kế. Như vậy, năng suất và chất lượng lắp ghép cao, thời gian thi công rút ngắn tới 30%, lại an toàn hơn so với công nghệ lắp đặt từng kết cấu đơn chiếc trên cao.

Nội dung cuốn sách “Lắp ghép công trình dân dụng và công nghiệp” gồm 15 chương, trình bày 4 nội dung chính của công nghệ lắp ghép nhiều dạng công trình như sau:

1. Cấu trúc những công trình dân dụng và công nghiệp được thiết kế để lắp ghép và những khâu liên kết chúng.

2. Tổ chức sản xuất, gia công, vận chuyển và chuẩn bị các cấu kiện lắp ghép.

3. Các biện pháp kỹ thuật lắp ghép, phạm vi ứng dụng cùng ưu khuyết điểm.

4. Các phương tiện, thiết bị cẩu lắp từ đơn giản đến hiện đại.

Ngoài ra, trong sách còn giới thiệu những hình ảnh minh hoạ thực tiễn quá trình lắp ghép các công trình trong và ngoài nước.

Phụ lục 1: Các dạng đấu cẩu.

Phụ lục 2: Nguyên tắc treo cấu kiện, thiết bị bằng hai cần trục.

 

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)