Tác giả: Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh Chủ biên.
Nhà xuất bản: Khoa học và kỹ thuật. Năm 2006. Số trang: 211
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VB.002661 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo quan trọng nhất về thu nhập và là điều kiện cần thiết của một quốc gia có thể đạt được sự phồn thịnh trong tương lai. Vì vậy, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng hàng năm, thì duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của chính sách phát triển. Do tăng trưởng cần thiết như vậy đối với sự phát triển của quốc gia, nên phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng là một việc làm có ý nghĩa, góp phần vào định hướng chính sách tăng trưởng dài hạn.
Xuất phát từ thực tiễn về tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn tới, cuốn sách này đưa ra một số phân tích về tăng trưởng ở Việt Nam từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất.
Nội dung sách gồm 3 phần chính như sau:
Phần thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 - 2005.
- Xu hướng tăng trưởng kinh tế.
- Xu hướng tăng trưởng của các ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Xu hướng tăng trưởng kinh tế của các khu vực kinh tế và cơ cấu kinh tế theo sở hữu.
Phần thứ hai: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất.
- Khái quát về quá trình phát triển của lý thuyết tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích tăng trưởng kinh tế từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất.
- So sánh kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với một số nước trên thế giới từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất.
Phần thứ ba: Một số vấn đề đối với tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam.
- Đầu tư hình thành tài sản vốn vật chất.
- Đầu tư cho giáo dục.
- Lao động và việc làm.
- Hiệu quả sử dụng công nghệ hiện có.
- Tiến bộ công nghệ và năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Các thị trường nhân tố sản xuất.
- Cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
- Chính sách hội nhập kinh tế.
- Xoá đói giảm nghèo.
Kết luận và kiến nghị.
Thư viện Bộ Xây dựng