Tác giả: TS kiến trúc IU.P.Bocharov, PTS. O.K.Kudriavxev, KTS. Lê Phục Quốc dịch.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2006. Số trang: 174 và hình vẽ.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001474 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Cơ cấu quy hoạch là một trong những đặc tính cơ bản của việc tổ chức không gian thành phố hiện đại. Nó phản ánh cách bố trí và mối quan hệ lẫn nhau giữa các khu công nghiệp, các khu nhà ở, khu vực các công trình đô thị, giao thông và các khu chức năng khác. Sự phát triển cơ cấu quy hoạch có liên quan đến việc làm cho các chức năng kinh tế - xã hội của thành phố thêm phức tạp, liên quan đến sự phát triển dân số thành phố, sự tăng thêm diện tích và phân hoá đất đai đã xây dựng để dùng vào những mục đích khác nhau.
Cơ cấu quy hoạch phải đảm bảo sự kết hợp các khu chức năng một cách hợp lý trong cơ cấu thống nhất của thành phố và sự ổn định tương đối của những mối quan hệ qua lại giữa các khu vực quan trọng nhất của thành phố trong những giai đoạn phát triển chủ yếu.
Sự tìm tòi sáng tạo những cơ cấu quy hoạch hợp lý của các thành phố hiện đại ở Việt Nam có liên quan với việc giải quyết những vấn đề triển vọng về sự phân bố dân cư, bố trí và phát triển lực lượng sản xuất của đất nước như cơ sở để sau đó xác định cơ cấu quy hoạch kiến trúc của các điểm dân cư thuộc những loại khác nhau.
Sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp, khoa học, văn hoá và các chức năng khác của thành phố, sự phát triển giao thông tốc hành, khối lượng rất lớn về xây dựng nhà ở và những công trình phục vụ sinh hoạt - văn hoá, sự mở rộng đất thành phố và các nhân tố khác tạo nên một loạt những vấn đề đã được giải quyết khi xây dựng các thành phố Liên xô cũ. Kinh nghiệm đáng học tập về sự hình thành những thành phố đó đã được trình bày trong cuốn sách này.
Các tác giả hy vọng rằng, tổng kết kinh nghiệm của Liên Xô cũ sẽ giúp ích cho các kiến trúc sư và những kỹ sư xây dựng Việt Nam trong việc khôi phục lại các thành phố và thị trấn của đất nước mình. Cuốn sách gồm 4 chương như sau:
• Chương I: Những tiền đề của sự hình thành cơ cấu quy hoạch của thành phố.
• Chương II: Cơ cấu quy hoạch của thành phố trung tâm sản xuất và khoa học.
• Chương III: Những cơ sở giao thông của cơ cấu quy hoạch thành phố.
• Chương IV: Những đặc điểm của sự hình thành khu vực trung tâm cấp thành phố.
Thư viện Bộ Xây dựng