Tên sách: Hướng dẫn thiết kế và thi công tường chắn đất có cốt theo phương pháp RRR

Thứ sáu, 19/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: Nguyễn Đình Dũng.

Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2005. Số trang: 124 và ảnh.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VB.002606 - Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:
Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như giao lưu thương mại giữa các vùng, các miền của đất nước đòi hỏi cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải như đường sá, cầu cống ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Cùng với việc mở thêm nhiều tuyến đường mới đi qua các khu vực đồi núi như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6... thì ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh đã bắt đầu cải tạo hệ thống giao thông đô thị và xây dựng các nút giao cầu vượt.
Trong khi thiết kế và thi công các công trình trên đây thường gặp phải vấn đề khó khăn là việc ổn định nền đường, đặc biệt là những khu vực đồi núi có mái dốc gần như thẳng đứng, còn trong thành phố thì do hạn chế về mặt bằng nên phạm vi chiều rộng công trình sẽ phải thu hẹp. Trên thế giới, nhiều nước đã có những biện pháp và công nghệ thi công cải tạo đường đi qua các khu vực có địa hình khó khăn với mái dốc lớn như sử dụng phương pháp vải địa kỹ thuật, tường rọ đá... và đặc biệt là phương pháp tường chắn đất có cốt. Ở Việt Nam, tường chắn đất có cốt đã được áp dụng trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, trong các công trình cầu vượt tại các nút giao trong thành phố...
Do xu hướng tường chắn đất có cốt sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi ngay tại Việt Nam trong những năm sắp tới, tác giả mong muốn cung cấp cho các kỹ sư, sinh viên chuyên ngành cầu đường và bạn đọc một số vấn đề trong tính toán thiết kế và thi công tường chắn đất có cốt với khối tường cứng phía ngoài đã được áp dụng rất thành công ở các quốc gia châu Âu và đặc biệt là tại Nhật Bản.
Nội dung sách được trình bày trong 13 chương:
Chương mở đầu: Tổng quan.
Chương 1: Giới thiệu về RRR.
Chương 2: Công tác khảo sát hiện trường.
Chương 3: Lập kế hoạch.
Chương 4: Vật liệu địa kỹ thuật.
Chương 5: Nguyên lý và thông số thiết kế.
Chương 6: Ổn định bên trong.
Chương 7: Khối mặt phía ngoài.
Chương 8: Ổn định bên ngoài.
Chương 9: Lún của đất.
Chương 10: Chi tiết kết cấu.
Chương 11: Kế hoạch thi công.
Chương 12: Phương pháp thi công.
Chương 13: Giám sát thi công.

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)