Tên sách: Một số khái niệm về hình học trong kiến trúc

Thứ sáu, 12/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: PGS.TS. Đoàn Như Kim.

Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2005. Số trang: 180 và ảnh.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001397 - Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật đặc biệt. Nó kết hợp nghệ thuật thị giác với các ngành kỹ thuật khác, nhất là về kỹ thuật xây dựng, đó là chưa kể các ngành khoa học xã hội có liên quan như: xã hội học, mỹ học... Người kiến trúc sư phải giỏi hội hoạ, lại còn phải nắm chắc các kiến thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt về hình học. Môn học này tiếp tục được giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật thông qua các giáo trình Hình học hoạ hình và Hình học giải tích, nhằm phát triển khả năng hình dung không gian và thể hiện các hình khối, là những vấn đề thiết yếu của kiến trúc.
Hình học là khoa học nghiên cứu không gian, còn kiến trúc là khoa học nghiên cứu việc xây dựng các không gian và phân chia nó sao cho hợp lý và phù hợp với điều kiện ăn ở của con người. Hai môn khoa học này không thể tách rời nhau được. Hình học có thể tồn tại không cần kiến trúc, nhưng kiến trúc không thể tồn tại nếu không có hình học.
Về vấn đề này, Le Corbusier, nhà kiến trúc sư lừng danh đã nói: Hình học là phương tiện mà chúng ta có được để cảm thụ thế giới quanh ta, và để thể hiện chúng. Hình học là cái gốc. Nó là chỗ dựa vật chất cho các hình tượng, nói lên sự thánh thiện và hoàn thiện. Nó đem lại cho ta sự thoả mãn cao quý của toán học....
Nội dung sách tập hợp một số bài giảng mà tác giả đã trình bày cho các lớp cao học kiến trúc. Sách có 9 chương như sau:
Chương 1: Các đa giác đều.
Chương 2: Các đa diện đều.
Chương 3: Mặt lăng trụ và chóp.
Chương 4: Đường cong.
Chương 5: Mặt cong.
Chương 6: Mặt cầu.
Chương 7: Hiệu quả diện tích của các mặt.
Chương 8: Ánh xạ và các phép biến đổi trong kiến trúc.
Chương 9: Pháp chiếu xuyên tâm.

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)