Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thanh Phượng.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2006. Số trang: 360.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001510 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp đã làm cho thế giới biến đổi rõ rệt. Tất cả mọi sự phát triển này đều hướng đến việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, tạo điều kiện sống tốt hơn, nhưng đồng thời cũng thải ra các loại chất thải đa dạng khác nhau, làm cho tình trạng môi trường trở nên xấu đi. Các chất thải độc hại có tác động xấu đối với con người, động vật, đất đai, cây cối và các công trình nhân tạo. Nếu tình trạng môi trường tiếp tục suy thoái thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho loại người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường khỏi các chất ô nhiễm đã trở thành một trong các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất...
Dựa trên các tài liệu tham khảo và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp ở trong và ngoài nước, cuốn Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý các loại chất thải phát sinh do các hoạt động công nghiệp. Nội dung cuốn sách được chia thành 3 phần chính như sau:
Phần một: Xử lý khí thải công nghiệp. Trình bày các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp và các phương pháp bảo vệ khí quyển. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các quá trình và thiết bị xử lý bụi, các oxyt lưu huỳnh, carbon, nitơ, các halogen và hydrocacbon.
Phần hai: Xử lý nước thải công nghiệp. Giới thiệu các phương pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước, xác định các chất ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, cũng như một số công trình xử lý nước đã được áp dụng trong thực tế.
Phần ba: Xử lý chất thải rắn công nghiệp. Trình bày các phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp, các quy trình công nghệ xử lý theo hướng tận dụng một số chất thải rắn điển hình.
Ngoài ra, sách còn giới thiệu các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam để bạn đọc tham khảo.
Thư viện Bộ Xây dựng