Tác giả: TS. Trần Văn Tấn Chủ biên.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2006. Số trang: 178.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001493 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Kinh tế đô thị và vùng là một lĩnh vực khoa học đã được nghiên cứu từ rất sớm ở các nước kinh tế thị trường và được phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, với Việt Nam thì đây lại là một lĩnh vực còn đang rất mới mẻ, chưa được nghiên cứu nhiều. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, sách giới thiệu những kiến thức cơ bản và nâng cao về kinh tế đô thị và vùng. Các nội dung nghiên cứu được trình bày gắn liền với những bình luận, đánh giá và liên hệ với chính sách phát triển và quản lý đô thị.
Nội dung sách có 10 chương như sau:
• Chương 1: Giới thiệu các vấn đề về đô thị và đô thị hoá: Giới thiệu một số khái niệm về đô thị và sơ lược quá trình đô thị hoá trên thế giới, phân tích quá trình đô thị hoá theo khía cạnh kinh tế.
• Chương 2: Nền tảng kinh tế của thành phố: Đưa ra những lý do kinh tế như là những nền tảng cho việc hình thành và phát triển các đô thị.
• Chương 3: Cơ sở lý luận về kinh tế cho sự tăng trưởng của thành phố: Cung cấp những công cụ và kỹ thuật để phân tích vai trò, chức năng của thành phố dựa trên số lao động của thành phố.
• Chương 4: Hệ thống đô thị: Nghiên cứu các lý thuyết về hệ thống đô thị, giới thiệu các mô hình hệ thống đô thị cho một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
• Chương 5: Phân bố hoạt động công nghiệp với sự phát triển đô thị: Phân tích các nguyên tắc phân bố các hoạt động công nghiệp, các trường phái lý thuyết về sự lựa chọn vị trí cho các hoạt động công nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển đô thị.
• Chương 6: Sự phát triển của hệ thống đô thị và các vùng đô thị đương đại: Phân tích xu hướng phát triển đô thị hiện đại dưới tác động của những thay đổi về khoa học công nghệ và môi trường.
• Chương 7: Mất cân bằng không gian và chính sách phát triển vùng và địa phương: Đánh giá tình trạng mất cân bằng không gian, phân tích các lý do của sự phát triển mất cân bằng và giới thiệu các chính sách phát triển địa phương và vùng.
• Chương 8: Đất đô thị: Nghiên cứu về thị trường đất đô thị, phân bố và sử dụng đất đô thị, các chính sách của Nhà nước can thiệp vào thị trường đất đô thị.
• Chương 9: Kinh tế nhà ở đô thị: Phân tích thị trường nhà ở đô thị, giới thiệu cải cách nhà ở của Trung Quốc, khả năng tiếp cận nhà ở đô thị, hệ thống tài chính nhà ở và chính sách của Nhà nước can thiệp vào thị trường nhà ở.
• Chương 10: Kinh tế môi trường đô thị: Phân tích cơ sở lý luận và nguyên tắc xử lý ô nhiễm môi trường, các giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường đô thị.
Thư viện Bộ Xây dựng