Quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Thái Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Thứ ba, 14/08/2012 20:49
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng ở diện tích đất tự nhiên là1.537km2, dân số trên 1,8 triệu người. Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ phù sa, thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu xây dựng là đất sét, một số nơi có đất sét trắng, song phân bố không đều, phần lớn nằm dưới tầng đất canh tác. Trong lòng đất vùng ven biển có nguồn tài nguyên khí đốt. Mỏ khí đốt ở huyện Tiền Hải được khai thác sử dụng từ năm 1981 với sản lượng bình quân hàng năm trên dưới 20 triệu m3 để phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựngnhư gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ dân dụng, xi măng trắng, thuỷ tinh pha lê…Tập đoàn Điện lực ViệtNam vẫn có chương trình thăm dò khí mỏ ở hai huyện ven biển là Tiền Hải, Thái Thụy và thềm lục địa để tăng nguồn khí mỏ cho tỉnh. Thái Bình có nguồn nước khoáng ở độ sâu 450m đã được khai thác đưa vào sử dụng từ năm 1992. Ngoài ra, qua thăm dò tại huyện Thái Thụy có mỏ than ở độ sâu dưới 150m có thể khai thác đốt than hoá khí phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Thái Bình có 54km bờ biển, có hệ thống giao thông quốc lộ nối Thái Bình với các tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam rất thuận lợi cho viẹc vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010- 2015 đã xác định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với định hướng là tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, hạ thấp tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Đến năm 2015 cơ cấu nền kinh tế của tỉnh là: nông lâm ngư nghiệp 24,7%, công nghiệp xây dựng là 40,3% năm, dịch vụ 35%, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,5% năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%. Trong công nghiệp, chỉ đạo phát triển công nghiệp làng nghề, các ngành kinh tế then chốt, trong đó công nghiệp vật liệu xây dựng là mũi nhọn để phát triển đi lên.

I. Hiện trạng công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) ở Thái Bình

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp VLXD đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tháng 5/2001, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển VLXD đến namư 2010. Nhìn lại hơn chục năm qua, công nghiệp VLXD đã có bước phát triển cả về số lượng quy mô và chất lượng.

1. Tỉnh đã quyết định xây dựng 7 Khu công nghiệp của tỉnh với khoảng hơn 2.000 ha trong đó có Khu công nghiệp Tiền Hải chủ yếu đầu tư cho sản xuất VLXD từ khí mỏ. Các huyện, thành phố đã xây dựng cụm công nghiệp với diện tích mỗi cụm công nghiệp khoảng từ 100 - 200ha. Đến nay đã có 283 dự án được đầu tư, trong đó có 106 dự án hoàn thành đầu tư, tạo việc làm cho 86.000 lao động. Giá trị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Nghề và làng nghề tiếp tục được phát triển, có 219 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn, giải quyết việc làm cho 175.000 lao động, giá trị sản xuất làng nghề chiếm 26% giá trị sản xuẩt công nghiệp.

2. Hiện nay ngành xây dựng quản lý 15 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Đây là những doanh nghiệp lớn của tỉnh chủ yếu là sản xuất VLXD với số lượng công nhân khoảng 3.000 người. Ngoài ra hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh VLXD thu hút hàng ngàn lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất VLXD có những doanh nghiệp như: Công ty xi măng, Công ty gạch ốp lát granit, Công ty sản xuất thủy tinh pha lê, khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng, 25 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel gồm 38 dây chuyền, một số xí nghiệp chế biến gỗ, sản xuất gạch không nung…các huyện phố đều có các đơn vị khai thác, cung ứng VLXD. Những sản phẩm chủ yếu VLXD đều đạt quy hoạch, kế hoạch đề ra: xi măng trắng 35.000 tấn/năm, gạch ốp lát xá loại 9 triệu m2/năm, sử vệ sinh gần 5 triệu sản phẩm, gạch tuynel khoảng 700 triệu viên/năm và hàng ngàn sản phẩm sứ dân dụng, thủy tinh pha lê…Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất gạch bloc, gạch xây không nung, khảong 4- 5 triệu viên/năm. Giá trị sản xuất VLXD trong những năm qua chiếm tỷ trọng gần 15% giá trị công nghiệp của tỉnh.

3. Nhìn chung sản xuất VLXD ở Thái Bình trong những năm qua có tốc độ phát triển nhanh, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc như: gạch ốp lat, sứ vệ sinh, xi măng trắg, nhiều đơn vị được cấp chứng chỉ ISO. Thị trường tiêu thụ VLXD được mở rộng, ngoài việc cung cấp trong tỉnh và các tỉnh bạn, một số loại đã vươn ra thị trường nước ngoài như xi măng trắng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, thuỷ tinh pha lê. Những năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất VLXD đã tập trung đầu tư nâng cấp về quy mô, giá trị sản lượng trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ được cấp chứng chỉ cấp tỉnh, cấp Nhà nước đã giảm chi phí, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm phải nhập vật tư, thiết bị của nước ngoài, nhiều daonh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, đời sống việc làm của công nhân tương đối ổn định.
Tuy nhiên sản xuất VLXD ở Thái Bình vẫn còn khó khăn và hạn chế là:

- Nhiều cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, giá trị sản lượng thấp, trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, xuất khẩu còn hạn chế, thị trường chưa được mở rộng, thiếu tính ổn định.

- Hiện nay còn có khó khăn là nguồn khí đốt ngày càng hạn chế, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ than hoá khí nên chi phí đầu vào cao, lợi nhuận thấp. Lực lượng lao động nhiều những chưa được đào tạo, chưa đáp ứng với yêu cầu công nghệ mới.

- Chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn chưa chặt chẽ như sản xuất gạch tuynel còn nhiều, trong đó gạch không nung trong tỉnh chưa được phát triển, mặt hàng VLXD chưa đa dạng về chủng loại để phục vụ xây dựng.

II. Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Từ tình hình trên đây ngành xây dựng Thái Bình đã tập trung đánh giá việc thực hiện quy hoạch UBND tỉnh đã phê duyệt tháng 5/2001, những việc làm được, những việc còn hạn chế tồn tại xây dnựg quy hoạch phát triển VLXD của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đén 2030 với mục tiêu nội dung và biện pháp cụ thể:

1. Mục tiêu:

Đánh giá đúng thực trạng, thuận lợi, khó khăn về công nghiệp VLXD của tỉnh, trên cơ sở đó lập phương án phát triển cho từng loại sản phẩm, xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đẻ phcụ vụ chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đó là đất sét, khí đốt, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh VLXD. Phải tạo ra những sản phẩm ổn định, da dạng về chủng loại, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, chú trọng sản phẩm có giá trị cao, lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.

Phấn đấu từ nay đến năm 2020 giá trị các loại sản phẩm VLXD đạt tốc dộ tăng trưởng về số lượng gấp 1,5 lần, tầm nhìn 2030 gấp 2 lần. Giá trị công nghiệp VLXD đến 2020 đạt khoảng 25%, đến 2030 đạt 30% giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh.

2. Phương án quy hoạch đối với từng loại sản phẩm

a. Xi măng trắng: duy trì sản xuất xi măng trắng tại Tiền Hải; đầu tư bố trí hệ thống lò hiện đại, quy hoạch mở rộng phát triển tại khu công nghiệp Tiền Hải và thành phố Thái Bình để nâng công suất đến năm 2020 đạt 50.000 tấn/năm, mở rộng thị trường đối với các tỉnh phía phía Nam và xuất khẩu.

b. Gạch ốp lát các loại: mở rộng nâng công suất của 3 doanh nghiệp sản xuất sản xuất gạch ốp lát tại khu công nghiệp Tiền Hải, xây dựng và hoàn thiện các trạm than hoá khí đảm bảo sản lượng đến năm 2020 đạt 13 triệu m3/năm.

c. Sứ vệ sinh: hiện nay trên điạ bàn khu công nghiệp Tiền Hải có hàng chục doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh và sứ dân dụng, hướng chung là quy hoạch mở rộng, đầu tư công nghệ mới để sản xuất sứ vệ sinh và sứ dân dụng cao cấp với sản lượng 7,5 triệu sản phẩm năm, cung cấp sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

d. Để duy trì sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh cần tập trung thực hiện tốt 3 vấn đề: nghiên cứu dự án khai thác và chế biến đất sét trắng trong tỉnh phục vụ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xây dựng các trạm đốt than hoá khí trong điều kiện thiếu khí tự nhiên; đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ mới để sản phẩm đạt chất lượng cao.

e. Gạch tuynel: tập trung nâng công suất của các xí nghiệp sản xuất gạch tuynel bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhân dân và phục vụ xây dựng các công trình trong tỉnh: trung bình mỗi năm từ 700- 800 triệu viên, đến năm 2020 khả năng đến 900 triệu viên/năm. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định 567/TTg phê duyệt Chương trình phát triển VLXD không nung, chỉ thị số 05 của UBND tỉnh về việc tăng cường sử dụng gạch không nung, từ nay đến năm 2020 hạn chế sản xuất gạch nung, dừng đầu tư các dự án sản xuất gạch nung (lò tuynel) triển khai mạnh gạch không nung, khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung theo công nghệ tiên tiến. đến năm 2015 gạch không nung chiếm khoảng 25%, năm 2020 chiếm 30%, có gắng phấn đấu đến năm 2030 chiếm khoảng từ 40%- 50% tổng sản lượng gạch xây trong tỉnh. Điều này có khả năng thực hiện được vì trong những năm tới đây khi hoàn thành các dự án của trung tâm điện lực Thái Bình, dự kiến hàng năm sẽ thải ra khoảng 2 triệu m3 đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung của tỉnh.

g. Tập trung đầu tư và nâng cấp các xí nghiệp sản xuất chế biến gỗ, ván ép các loại, xí nghiệp thuỷ tinh pha lê để có hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

3. Biện pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD

a. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh, các cụm công nghiệp của các huyện và thành phố. Đặc biệt tập trung điều chỉnh mở rộng quy hoạhc khu công nghiệp khí đốt huyện Tiền Hải với quy mô khoảng từ 300- 500 ha. Trong các khu, cụm công nghiệp ưu tiên bố trí có phân khu sản xuất VLXD, phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc vấn đề môi trường, hệ thỗng ử lý rác thải, nước thải, hệ thống giao thông và cây xanh theo tiêu chuẩn.

b. Tập trung đầu tư và nâng cấp để tăng sản lượng, đổi mới thiết bị và công nghệ để có sản phẩm chất lượng cao, chú ý các mặt hàng xuất khẩu như xi măng trắng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh. thuỷ tinh pha lê. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có nhiều sáng kiến được cấp chứng chỉ cấp quóc gia và quốc tế. Tập trung cao cho việc đầu tư sản xuất gạch không nung. Đây là vấn đề khó phải xây dựng được lộ trình, bước đi, cách tổ chức thực hiện, tạo được sự chuyển biến về nhận thức của nhân dân, của các cấp các ngành, các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư về sử dụng gạch không nung thay thế gạch đất nung để thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.

c. Huy động vốn và mở rộng thị trường

- Mở rộng liên doanh liên kết với các tập đoàn kinh tế, công ty lớn có tiềm lực kinh tế trong và ngoài nước để có vốn xây dựng các dự án lớn sản xuất VLXD. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nhất là vốn đầu tư ưu đãi để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tích cực huy động vốn của các thành phần kinh tế, thành viên và cổ đông trong doanh nghiệp để có vốn sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường; xây dựng hệ thống mạng lưới tiêu thụ trong cả nước nhất là khu vực nông thôn và thị trường quốc tế. Tích cực xây dựng thương hiệu của ngành hàng và tạo uy tín với khách hàng và người tiêu dùng.

d. Tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn cao và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Có kế hoạh cụ thể đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề đi đào tạo trong nước và nước ngoài đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đổi mới và xu thế hội nhập. Phấn đấu các doanh nghiệp sản xuất VLXD phải đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO.

e. Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác sản xuất VLXD:

- Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất VLXD, đồng thời phải tích cực kiểm tra việc chấp hành pháp luật, sử dụng đất đai và tài nguyên môi trường.

Quy hoạch các bến bãi chưa VLXD, các cảng bốc xế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tập kết vật liệu, vạn chuyển tiêu thụ sản phẩm

- Củng cố hoạt động của hiệp hội sản xuất VLXD của tỉnh, tạo mọi điều kiện đẻ hiệp hội hoạt động có hiệu quả và là chỗ dựa tinh thần của các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong tỉnh.

Bằng các chủ trương biện pháp nêu trên, hy vọng trong những năm tới ngành sản xuất VLXD Thái Bình sẽ có bước phát triển mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

(Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng , số 6&7/2012)
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)