Từ đó, các nhà lãnh đạo, các nhà chính sách, các nhà đô thị đã phải nhìn nhận lại vấn đề: chi phí dành cho việc xây dựng khu đô thị cao tầng tốn kém mà việc sử dụng không hiệu quả, không thích hợp với cuộc sống luôn muốn giao lưu của mọi người. Chi phí để phá dỡ các khu đô thị cao tầng và xây dựng lại càng tốn kém hơn. Họ tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và kết quả cho thấy người dân sống thoải mái hơn tại các khu nhà ở thấp tầng, có nơi tụ họp, gặp gỡ, giao lưu, khoảng cách giữa các toà nhà vừa phải, bố trí nhiều lối đi, đặc biệt luôn đảm bảo xen kẽ các chức năng ở, buôn bán, dịch vụ. Nhưng khu đô thị như vậy luôn có đông dân đến sinh sống và không gặp những vấn đề xã hội. Thành phố Bacerlona là một minh chứng cho sự thành công của mô hình khu đô thị như vậy.
Tại Barcelona
Barcelona là một ví dụ tốt cho sự thành công khi xây dựng đô thị mới. Khu đô thị mới được xây dựng ngay bên cạnh khu phố cổ, có tuổi đời 100 năm và vẫn luôn đảm bảo phát triển tốt. Ở Barcelona, người ta quy hoạch thành từng ô phố nhỏ với những toà nhà thấp tầng, có khoảng không gian xanh ở bên trong. Người dân sống ở khu đô thị mới này cảm thấy dễ chịu có thể giao lưu với nhau, có đầy đủ các dịch vụ. Barcelona trở thành khu vực giàu có, thịnh vượng nhất ở Tây Ban Nha.
Tại Paris- Cộng hoà Pháp
Cách đây trên 10 năm, một khu đô thị mới được xây dựng với ý tưởng bố trí thành một khu trung tâm thành phố mới, với những con đường, lối đi bộ, không gian xanh, khu nhà thấp tầng. Đồ án này đã nhận được giải thưởng kiến trúc .
Các kiến trúc sư quy hoạch chịu trách nhiệm đưa ra quy định chung về đô thị đối với toàn khu vực. Nhưng với mỗi mặt của ô phố, người ta mời các nhóm kiến trúc khác nhau tham gia thiết kế để đảm bảo tính đa dạng cho khu đô thị, cùng với nó phải đảm bảo bố trí xen kẽ nhà ở, cửa hàng buôn bán và các dịch vụ.
Khuyến nghị của các chuyên gia Toulouse
Khu đô thị mới phục vụ giãn dân khu phố cổ Hà Nội, nằm trong tổng thể Khu đô thị mới Việt Hưng, không xa khu vực trung tâm thành phố, không xa khu phố cổ , nằm giữa khu vực đang phát triển, trên trục giao thông quan trọng nối các tỉnh phía Bắc.
Ý tưởng của việc xây dựng khu đô thị giãn dân Việt Hưng: khu đô thị này gần gũi với khu vực phố cổ, người dân phố cổ có thói quen sinh hoạt ở bên ngoài, không có thói quen sinh sống trong các toà nhà cao tầng. Người dân có thói quan buôn bán ở ngoài phố. Vì vậy, chuyên gia Toulouse đề xuất nên quy hoạch khu đô thị giãn dân Việt Hưng với nhiều ô phố nhỏ, với các khu phố như khu trung tâm, với các vỉa hè trồng cây xanh, lối đi cho người đi bộ và để người dân có thể gặp gỡ, giao lưu.
Chiều cao các toà nhà dao động từ 4 đến 6 hoặc 7 tầng. Khoảng cách giữa các toà nhà không lớn các khoảng không gian xanh bố trí cả bên trong ô phố và bên ngoài. Tất cả tanàg 1 là Khu Thương mại và dịch vụ các cửa hàng, như nhà trẻ, cà phê, nhà hàng, lưu niệm…Từ tầng 2 trở lên là khu nhà ở.
Các căn hộ thiết kế từ 45m2 đến 120m2, đều có cửa mở ra phía ngoài phố và không gian xanh để đảm bảo điều kiện thông thoáng, ánh sáng, gìn giữ môi trường, hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ.
Nên có quy định chung về mặt quy hoạch đô thị, đối với từng khối nhà, sẽ mời nhiều kiến trúc sư tham gia thiết kế đảm bảo đa dạng, tránh sự nhàm chán đồng nhất như việc xây dựng các khu tập thể đã làm trong những năm 60, 70 ở Hà Nội.
Ngoài ra, cần có một trung tâm thương mại, riêng một chợ truyền thống, rạp chiếu phim, các nhà trẻ, bưu điện và 2 bãi đỗ xe.
Nguồn: Tạp chí Kiến trúc, số 8/2013