Quản lý tổng hợp chất thải rắn - Cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường
Thứ hai, 18/06/2012 14:55
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng số lượng và quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng. Những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ này là sự phóng thích một lượng lớn phát thải vào môi trường, đặc biệt là chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...
Theo Worldbank (2004), khối lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm. Trong đó rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn khoảng 12,8 triệu tấn (chiếm 85%), rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn (chiếm 18%), rác y tế 21.000 tấn (chiếm 0,14%), chất thải nguy hại từ công nghiệp là 130.000 tấn (chiếm 0,87%), và chất thải nguy hại trong nông nghiệp khoảng 45 ngàn tấn. Dự báo năm 2010 lượng chất thải rắn tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý rủi ro ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đang đặt ra nhu cầu cấp bách về công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm chất thải rắn cần phải có một chiến lược cụ thể và có mô hình quản lý, xử lý chất thải thích hợp và đồng bộ cho tất cả các nguồn thải. Ở nước ta quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên được xác định trong “Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia 2001÷ 2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Bài viết này tập trung phân tích các quan điểm của vấn đề quản lý tổng hợp chất thải rắn như một cách tiếp cận mới hỗ trợ công tác quản lý chất thải theo hướng bền vững.
Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm.
Nguồn: Tạp chí Khoa học 2011:20a 39-50
Tài liệu đính kèm bài viết | |
---|
Quan ly tong hop chat thai ran.pdf | Tải về |