Vấn đề đô thị hóa và phát triển giao thông đô thị

Thứ hai, 24/10/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Giống như các thành phố lớn ở châu Á, những năm gần đây, các đô thị ở VN, đặc biệt là các đô thị lớn đang phải đương đầu với các vấn đề về giao thông đô thị GTĐT, trong đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng.

Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến CSHT đô thị nói chung và hạ tầng GTVT đô thị nói riêng.Từ khi có chính sách đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc và đang phát triển nhanh chóng, nhiều đô thị được mở rộng và đi vào chiều sâu, nhiều khu CN được xây dựng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định khoảng 7-7,6%/năm. Thời kỳ đầu, tốc độ đô thị hóa chưa cao, các đô thị lớn vẫn chưa bị tác động nhiều bởi ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, cùng với vấn đề tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh như hiện nay thì ách tắc, ATGT của các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nan giải và chính nó sẽ góp phần làm chậm sự phát triển kinh tế. Những vấn đề tác động của đô thị hóa với giao thông đô thị được thể hiện trên 2 mặt tích cực và hạn chế sau: Mặt tích cực là góp phần làm tăng nhanh khối lượng vận chuyển và nhu cầu đi lại, thúc đẩy và tạo động lực quan trọng cho việc phát triển các Ngành giao thông. Khoảng 20 triệu dân sống trong các đô thị, trong đó tỷ lệ dân đô thị tham gia vào hoạt động kinh doanh và thương mại tiếp tục tăng. Nhu cầu về vận chuyển và đi lại ngày càng cao. Đồng thời đô thị hóa góp phần hiện đại các công trình giao thông. Tại các thành phố lớn, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống các đường sá, trục chính, đường vành đai được cải tạo, mở rộng, xây dựng mới. Bộ mặt giao thông đô thị được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, đô thị hóa góp phần thúc đẩy việc đầu tư để đổi mới, đa dạng và phát triển hiện đại các loại phương tiện GTVT công cộng.Các mặt tác động tiêu cực của đô thị hóa là: Tăng sức ép lên CSHT kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông phát triển CSHT giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa nhanh trong khi các CSHT kỹ thuật, đặc biệt là GTVT tại các đô thị vốn đã nghèo nàn, yếu kém và thiếu đồng bộ, càng đẩy thêm giao thông đô thị vào thế không lối thoát, và chính nó đang làm chậm sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, tỷ lệ cơ giới hóa các loại phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất ATGT đã và đang trở thành `vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói trên địa bàn đô thị, bất cứ tuyến đường, nút giao thông nào cũng tiềm ẩn ùn tắc giao thông, trong khi hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu và phương tiện xe máy tăng đến chóng mặt.Điều này, không những làm cản trở tới các hoạt động KT-XH mà còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dự báo với thực trạng trên thì, thời gian ách tắc giao thông vào giờ cao điểm sẽ cao gấp đôi hoặc ba lần trong 10 năm tới.Mặt tác động tiêu cực nữa của đô thị hóa là vấn đề đất đai ngày càng có giá trị cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm khó khăn thêm cho công tác GPMB để xây dựng các công trình giao thông.Đô thị hóa là quá trình tất yếu và khách quan đã diễn ra trong nhiều thế kỷ ở các nước phát triển và đang xảy ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Tốc độ đô thị hóa - sự tăng trưởng đô thị liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ KH-CN và môi trường xã hội của mỗi nước. Đô thị hóa không chỉ mang lại các lợi ích về mặt kinh tế và xã hội, ngược lại đô thị hóa cũng tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Nhiệm vụ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải tăng tốc độ đô thị hóa. Với tình hình như vậy, chúng ta cần rút kinh nghiệm của các nước, để quản lý và phát triển đô thị nước ta theo hướng phát triển bền vững. Vì thế, trong quá trình phát triển hệ thống đô thị cần phải tích cực đầu tư, xây dựng CSHT, đặc biệt là giao thông phải đi trước một bước vì đây chính là hạt nhân của phát triển.

Duy Tiến
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)