Kính ngăn cản bức xạ vô hình

Thứ tư, 02/11/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Bức xạ tia X đo bằng đơn vị miliseivert là dạng bức xạ cao tần vô hình, mắt chúng ta không nhìn thấy được nhưng mang năng lượng rất mạnh. Bức xạ này có tác dụng hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị bệnh rất có giá trị song nó có thể gây chết người nếu nhiễm phải một lượng vượt quá ngưỡng cho phép.
Cơ thể con người chúng ta bao thế hệ, bao đời nay đã thích nghi với lượng phóng xạ tương đương 1 đến 1,5miliseivert. Nếu vượt quá lượng này thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi lần chụp X quang để chuẩn đoán bệnh người ta thường bị nhiễm phóng xạ tương đương với khoảng 2 ms. Do đó những nơi sử dụng năng lượng bức xạ phải có biện pháp bảo đảm an toàn khi máy phát xạ hoạt động.
Việc phát xạ phân theo định luật song song nghịch đảo - khoảng cách càng xa nguồn bức xạ thì năng lượng bức xạ sẽ giảm đi. Năng lượng này sẽ tiêu tan đi khi nó phản xạ khỏi một bề mặt chất rắn. Các nhà vật lý hoặc chuyên gia tư vấn bảo vệ bức xạ của bệnh viện đều phải tính tới những yếu tố này khi đánh giá từng khu vực riêng biệt để quyết định mức độ che chắn cần thiết. Việc đánh giá cần phải được tính tới những vấn đề như những người chắc chắn sẽ phải chịu những luồng bức xạ không cần thiết như bác sỹ X quang, nhân viên X quang, nhân viên y tá và các nhân viên y tế không liên quan khác trong khu lân cận, những người đến thăm và bệnh nhân.
Các vật liệu ngăn bức xạ hữu hiệu có đặc điểm chung là tỷ trọng lớn vì vậy trên lý thuyết có nhiều loại vật liệu có thể dùng ngăn bức xạ như cát, thép, bê tông, gạch, thạch cao barium, chì và các hợp chất chứa chì như thuỷ tinh chì, nhựa acrylic chì và nhựa PVC chì.
Người ta thường xây tường phòng chụp tia X quang bằng gạch tỷ trọng lớn hoặc bằng bê tông khối, hoặc thậm chí bằng gạch có tỷ trọng thấp rồi trát hoàn thiện bằng vữa trộn barium. Các toà nhà mới thường làm sàn bằng bê tông vừa có thể đỡ tải trọng, vừa là tấm chắn hữu hiệu. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là hạn chế tối thiểu sử dụng vách ngăn cốt thép. Do vậy, chì trở thành vật liệu chắn hữu hiệu nhất, mặc dù chi phí ban đầu cao.
Với ý nghĩa đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển một loại kính có khả năng ngăn bức xạ chất lượng cao vừa có tính trong suốt. Loại kính chuyên dụng này có hàm lượng chì và barium cao để giúp bảo vệ tối ưu và kích thước từ 2x1m.
Tấm chắn kính này có thể lồng vào các màn chắn tia X đứng tự do trong một phòng chụp phim hoặc lắp vào cửa sổ của tường phòng đặt máy quét và các phòng thí nghiệm. Tấm chắn chuyên dùng này cho phép nhân viên X quang có thể nhìn xuyên từ bên ngoài vào theo dõi bệnh nhân và khu vực phòng khám. Nó cũng cho phép môi trường mở hẳn trong buồng chụp tạo nên sự yên tâm cho người bệnh. Cho tới mới gần đây, bệnh nhân vẫn phải chụp phim trong tình trạng nhân viên chụp X quang đứng nấp phía sau những tấm chắn chì, cửa ra vào lót chì tới các buồng chụp được lắp cửa sổ và kính chắn xạ chuyên dùng được gắn vào khung cửa sổ nhằm bảo đảm an toàn, vừa đảm bảo yên tĩnh cho người bệnh.
Trong mọi trường hợp để đảm bảo an toàn phải sử dụng kính chắn xạ của các nhà sản xuất đã được công nhận, đồng thời việc cung cấp cũng như lắp đặt cũng phải do nhà sản xuất tấm chắn bức xạ chuyên môn thực hiện.

Nguồn tin: Tạp chí Kính dựng Việt Nam, số 3/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)