Kỹ thuật lắp dựng nhà ở dân gian miền Trung

Thứ hai, 17/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Kỹ thuật lắp ráp nhà bằng mộng mẹo có nguồn gốc từ lối gác cành lên chạc cây làm nhà chòi, dung ngoàm tự nhiên không có giá trị về nghệ thuật. Từ từ tiến đến mộng hở, rồi mộng mang thắt là mộng hoàn thiện nhất. Lỗ mộng có 2 phần: phía trên là mộng trơn, phía dưới là lỗ mộng có mang thắt, khi lắp ráp thì tra đầu buông có mang thắt vào lỗ mộng trơn, rồi sập xuống lỗ mộng có mang thắt, sau đó lắp vào phần lỗ mộng trơn 1 thanh xuyên hoặc lắp kín bằng 1 con nêm.
Kiểu mộng có mang thắt, khi lắp ráp xong, thì hoàn toàn ổn định, không một sức mạnh nào kéo ra được, khi cần tháo ra, thì làm những động tác ngược lại, vừa tiện vừa nhanh
Trong ngôi nhà dân gian, cứ 2 vì kèo liên kết nhau, thành bộ khung hình hộp, không biến dạng, các cột như được treo trên khung nhà, và toàn bộ ngôi nhà như được đặt ngồi trên mặt đất.
Hệ thống liên kết các vì kèo gồm:
- Xà thượng: Xuyên thượng Nối đầu cột cái
- Xà hạ: Xuyên hạ Nối đầu cột quân
- Xà hiên: Nối đầu cột hiên
- Xà ngưỡng: còn gọi là địa thu hay ngạch cửa
Ở nhiều đình cổ có hệ thống xà tử kép gồm xà tử thượng và xà tử hạ, song song nối đầu các cột quân, giữa 2 xà tử được lồng ván lá gió.
Tường không tham gia chịu lực, chỉ để che chắn, do đó nếu bão sập tường, động đất, hay lún móng, nhà cũng không sập.
Qua mặt cắt ngang, ta thấy các bộ phận giằng, ăn mộng vào cột, hoặc chồng đè lên nhau, chủ yếu liên kết 2 cột cái và 2 cột quân, phần đỡ mái hiên, giao cho đoạn đầu kẻ.
I. Kèo mái
Kèo chính từ nóc xuống cột quân cột nhì, và có 4 cái
Hai kèo tiền và 2 kèo hậu, nhỏ đầu trên, to dần đến họng cột nhì, cong xuống rồi thẳng ra.
Đầu trên kèo tiền có buông và lỗ con sẽ hay lỗ con tron.
Đầu trên kèo hậu có mõ, tức rãnh xẻ cho buông lồng vào, cũng có lỗ con sẽ.
Chỗ 2 đầu kèo ráp, có con sẽ đóng lại, gọi là giao nguyên, đòn dông đặt trên giao nguyên.
Chi tiết của Kèo mái
- Từ giao duyên xuống họng cột nhất, có bong túm
- Từ họng cột nhất đến họng cột nhì thì làm ống trấy
- Ở họng cột nhì, phần cong xuống rồi ngay ra là cổ kèo
- Từ cổ trở đi, là đuôi kèo, mặt trên gọi là trôn mộng mẹo, mặt dưới chạm tam sơn và lá lót 2 bên, phần trên phẳng gọi là lá mạn, phần dưới phình ra gọi là má kèo thỉnh thoảng có chạm ốc rìa.
- Suốt lưng kèo có 6 lỗ chốt đòn tay, nếu kiểu nhà kép, người ta chồng bạo hộc.
II. Kèo ba, kèo tư
Kèo Ba, bắt nối từ cột nhì, xuống cột ba, có 4 cái.
Đầu trên kèo ba cũng có buông để tra vào họng cột, chồng lên trên miệng kèo mái. Đuôi kèo ba, nếu không làm cù quày, thì chạm tam sơn và lá lót, cũng có lá mạn, má kèo.
Kèo Tư chỉ gặp ở những nhà lớn, nối cột ba với cột tư, chạm hình con cá, kiểu nhà 1 gian 2 chái, ít có kèo này.
III. Kèo đấm, kèo quyết
Kèo đấm, gọi tắt là đấm, có 4 cái, và làm ống trấy, 2 cái cho chái Đông, 2 cho chái Tây, chia ra đấm tiền và đấm hậu.
Hai đấm tiền chạy suốt từ cột nhất xuống cột đấm ở hông chái, mà không cần kèo ba, nghĩa là không có cột đỡ ở giữa.
Hai đấm hậu, được tiếp theo bởi 2 đấm ba, tất nhiên có cột, và cột này thường làm khung cửa.
Đầu các đấm phải làm mộng vược, thứ mộng vừa để lọt 1/3 họng cột.
Kèo quyết, gọi tắt là quyết , là những kèo bắt chéo từ cột nhất ra cột quyết ở góc chái co 4 cái. Kéo này thẳng và làm ống trấy, đầu có mộng vược đuôi có buông như các kèo đấm.

Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số tháng 7/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)