Tên đề tài: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các tổ chức hoạt động xây dựng ngoài quốc doanh và vai trò quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng

Thứ hai, 17/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: Thuộc dự án sự nghiệp kinh tế Hợp đồng năm 2005. Chủ nhiệm đề tài: Trần Ngọc Thiện. Cơ quan chủ trì thực hiện: Vụ Xây lắp - Bộ Xây dựng. Thời gian nghiệm thu đề tài: Tháng 3/2006. Địa chỉ tài liệu: KQNC.000900. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.
Mục tiêu đề tài:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm qua các tổ chức xây dựng ngoài quốc doanh đã đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, đời sống cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây thực sự là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Riêng đối với ngành Xây dựng, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực thi công xây dựng, tư vấn xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Do tính chất đặc thù của hoạt động xây dựng, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng, với hoạt động trên địa bàn rộng, những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thu hút và tạo được nhiều việc làm cho xã hội.
Để phát huy vai trò của tổ chức xây dựng ngoài quốc doanh, ngành Xây dựng đã và đang nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển rộng rãi cho mọi loại hình tổ chức hoạt động theo hướng bình đẳng, liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh.
Hiện tại, quy mô của các tổ chức xây dựng ngoài quốc doanh còn nhỏ, lao động phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn và quản lý, mặt khác, lực lượng này luôn luôn biến động. Trang thiết bị cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng được những công việc phức tạp, sự hiểu biết về quy định của ngành Xây dựng, về tiêu chuẩn xây dựng còn hạn chế nên dẫn đến hoạt động còn tuỳ tiện, chưa tuân thủ pháp luật... Các doanh nghiệp còn thiếu thông tin, thiếu phương tiện, khả năng tiếp cận thị trường và trình độ, kỹ năng quản lý còn thiếu.
Để khắc phục những tồn tại yếu kém và xây dựng một lực lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động xây dựng đủ sức cạnh tranh, đủ kiến thức, đủ năng lực chuyên môn và tài chính, trình độ quản lý, đòi hỏi phải tiến hành điều tra, khảo sát toàn diện thực trạng hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh cũng như cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến hoạt động của các thành phần này.
Đề tài có mục tiêu là:
• Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về số lượng, cơ cấu, năng lực hoạt động của các tổ chức hoạt động xây dựng ngoài quốc doanh.
• Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoạt động xây dựng ngoài quốc doanh.
• Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước ngành Xây dựng đối với hoạt động của các tổ chức hoạt động xây dựng ngoài quốc doanh.

Nội dung đề tài:
- Phần mở đầu.
- Phần thứ nhất: Thực trạng các tổ chức ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
• Khái quát chung về các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
• Các tổ chức ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
• Hệ thống pháp lý của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
• Vai trò quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
• Đánh giá thực trạng.
• Phương hướng khắc phục.
- Phần thứ hai: đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vai trò quản lý Nhà nước ngành Xây dựng.
• Mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010.
• Các giải pháp nâng cao hiệu quả của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vai trò quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng.
- Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị.

Kết quả đề tài:
Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá cụ thể các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cũng như những khó khăn thách thức trong thời gian tới. Những giải pháp cần thiết và có tính khả thi đã được đề suất:
• Tăng cường chỉ đạo các địa phương hoàn thành quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500. đẩy mạnh quy hoạch nông thôn làm cơ sở thúc đẩy đầu tư, tạo mặt bằng thuận lợi cho doanh nghiệp.
• Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp.
• Xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý và phối hợp giữa Bộ Kế hoạch-Đầu tư - Bộ Xây dựng - Các Sở Xây dựng nhằm theo dõi, quản lý các chương trình mục tiêu hỗ trợ, đánh giá tình hình, xây dựng điều chỉnh cơ chế chính sách.
• Có giải pháp cụ thể khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã môi trường tại một số địa phương được chọn.
• Đào tạo cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa 1000 cán bộ quản lý đầu tư xây dựng được tập huấn về quản lý dự án và 1000 kỹ sư tư vấn giám sát...

Thư viện Bộ Xây dựng
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)